TIN MỚI

Hội Nông dân tỉnh Bình Thuận với công tác khoa học công nghệ

Việc đẩy mạnh công tác khoa học và công nghệ trong sản xuất nông nghiệp đã đưa phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi phát huy được thế mạnh theo từng vùng, từng địa phương. Từ phong trào, đã tập hợp gần 90% hộ nông dân tham gia vào Hội, tập hợp những nông dân tiên tiến thành lực lượng nòng cốt đi tiên phong trong phong trào phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, mô hình kinh tế, trang trại lớn đã mang lại hiệu quả cao trong sản xuất, nhiều mô hình kinh tế đã được nhân rộng. Qua đó, đã tạo ra phong trào thi đua thiết thực, thu hút được nông dân vào sinh hoạt Hội, góp phần quan trọng vào nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. 

Xây dựng mô hình trồng hoa cúc cấy mô tại Phan Thiết

Trong 05 năm (2013 - 2016), Hội Nông dân các cấp đã phối hợp tổ chức 4.755 lớp tập huấn lớp tập huấn, hội thảo, ứng dụng các mô hình, chuyển giao khoa học, kỹ thuật và công nghệ cho 286.869 lượt cán bộ, hội viên, nông dân tham dự; Xây dựng, thành lập được 166 tổ hợp tác liên kết sản xuất. Phối hợp triển khai 23 đề tài/dự án áp dụng tiến bộ bộ kỹ thuật nông nghiệp với 82 hộ hội viên, nông dân tham gia thực hiện mô hình. Tổ chức 132 lớp tập huấn cho 5.450 hội viên, nông dân về kỹ thuật nông nghiệp công nghệ cao; trồng rau thủy canh; tập huấn lớp; kỹ thuật trồng và chăm sóc lan mokara thương phẩm; kỹ thuật sản xuất nước uống lên men trái cây quy mô hộ gia đình; ứng dụng công nghệ mới trong thu hoạch và bảo quản nông sản, thủy sản; kỹ thuật canh tác hữu cơ trên cây rau nhằm cải thiện lối canh tác truyền thống của nông dân và cải tạo độ phì cho đất; kỹ thuật đóng ngắt điện từ xa trong chong đèn và tưới thanh long; kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm ATSH; kỹ thuật sử dụng chế phẩm Trichoderma xử lý rác thải có nguồn gốc thực vật, làm phân hữu cơ vi sinh bón cho cây trồng,… 

Phối hợp thực hiện Chương trình đổi 02 triệu bóng đèn của Dự án “Hỗ trợ nông dân trồng thanh long thay đèn sợi đốt bằng đèn tiết kiệm”; tổ chức 06 buổi hội thảo triển khai chương trình tại 06 huyện, thị, thành phố; phát 21.000 bảng đăng ký, tài liệu tuyên truyền về chương trình đến nông dân trồng thanh long.

Xây dựng các mô hình ứng dụng bóng đèn tiết kiệm điện chong thanh long, đã cung ứng cho hội viên, nông dân 282.607 bóng đèn Compact có hỗ trợ giá từ 3.000 - 3.500 đồng; tổ chức 02 lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật, ứng dụng đèn tiết kiệm điện năng Compact trong sản xuất thanh long trái vụ tại xã Hải Ninh, huyện Bắc Bình và xã Sông Phan, huyện Hàm Tân; triển khai 05 mô hình khảo nghiệm, ứng dụng bóng thế hệ mới (11W, 15W, 20W vàng) tại 02 huyện Hàm Thuận Nam và Hàm Thuận Bắc. Phối hợp Ban Quốc tế Trung ương Hội cùng chuyên gia Hà Lan tổ chức 02 đợt khảo sát và tổ chức hội thảo về dinh dưỡng trong đất và nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, tưới nhỏ giọt tiết kiệm nước, xây dựng chuỗi giá trị sản xuất, tiêu thụ thanh long; thông báo kết quả khảo sát, phân tích chất đất tại 03 trang trại thanh long ở Tuy Phong, Hàm Thuận Nam. Phối hợp với Công ty Enzyma ứng dụng công nghệ sinh học trên cây trồng, vật nuôi; đã xây dựng 04 mô hình ứng dụng chăm sóc thanh long, nuôi tôm thương phẩm và chăn nuôi heo hiệu quả.

Từ kết quả các hoạt động nêu trên, có thể nói, thông qua các lớp tập huấn, hội thảo, triển khai mô hình để đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ để nâng cao hiệu quả trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh được đẩy mạnh, góp phần thực hiện hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và nâng cao trình độ ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ của hội viên, nông dân trong sản xuất và đời sống. Các tiến  bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ được ứng dụng, chuyển giao đã tạo ra các sản phẩm nông nghiệp chất lượng, đem lại giá trị kinh tế cao, góp phần cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho hội viên, nông dân. 


Các tin khác

Lượt truy cập

860684