TIN MỚI

Củ kiệu Sơn Mỹ

Lại một mùa trồng củ kiệu mới đang đến với nông dân Chi hội 3, xã Sơn Mỹ, Ban Thường vụ Hội Nông dân xã tổ chức buổi thăm đồng nhằm động viên và nắm tình hình trồng củ kiệu vụ mùa năm 2016. Chúng tôi ra đồng, nơi vùng đất trước đây chỉ trồng lúa sản, nay được thực hiện chuyển đổi “1 vụ lúa, 1 vụ kiệu” của nông dân Chi hội 3, không khí lao động thật sôi nổi và hào hứng.

Trao đổi với anh Tạ Văn Đức, Chi hội trưởng và củng là tổ trưởng tổ Hợp tác sản xuất củ kiệu Sơn Mỹ do Hội Nông dân thành lập về tình hình sản xuất củ kiệu vụ mùa năm 2016, anh Đức cho biết: “Đến nay nông dân trồng kiệu của Chi hội 3 đã nhập về 60 tấn giống, đất trồng, phân bò ủ hoai, rơm ủ đã được các hộ chuẩn bị xong. Đặc biệt năm nay thời tiết khá thuận lợi cho việc gieo trồng, tuy nhiên giá giống năm nay khá cao, 1kg có giá từ 33.000 - 35.000 đồng, cao hơn từ 9.000 - 10.000 đồng/ kg so với năm 2015”.

Đất ở Sơn Mỹ rất phù hợp cho trồng củ kiệu, sản phẩm làm ra có củ lớn, chất lượng tốt, màu sắc bắt mắt, do đó củ kiệu Sơn Mỹ nổi tiếng so với các vùng trồng kiệu khác như ở Bình Định, Khánh Hòa và các tỉnh khác ở đồng bằng Nam Bộ. Củ kiệu hàng năm đã đem về cho nông dân Chi hội 3 khoảng 1,5 - 2 tỷ đồng tiền lãi với khoảng 35 hộ trồng, đây số tiền lãi khá lớn đối với người nông dân sản xuất trên vùng đất bạc màu như xã Sơn Mỹ, hộ trồng ít củng kiếm được từ 15 - 20 triệu đồng; hộ có nhiều lao động, có nhiều đất trồng nhiều giống lãi từ 100 - 150 triệu đồng một vụ. Vào khoảng cuối tháng 11 âm lịch, củ kiệu bắt đầu được thu hoạch, các thương lái từ Bà Rịa về thu mua tại ruộng, trả tiền liền cho nông dân, sau đó thương lái đưa về chợ đầu mối nông sản Thủ Đức để bán đi các tỉnh. Củ kiệu đã giúp cho nhiều hộ hội viên nông dân ở Sơn Mỹ thoát được cái nghèo, điển hình như hộ: Hoàng Thứ, Trần Hữu Thắng, Bùi Thanh Phong và nhiều hộ đã có nhà cửa khang trang, phương tiện sinh hoạt, chăm lo cho con cái học hành.

Thấy được nguồn lợi từ việc trồng củ kiệu, năm 2014 Hội Nông dân xã đã phối hợp với công ty Vũ Lâm Xanh mở 1 lớp dạy nghề trồng rau an toàn cho 35 nông dân, trong đó có 15 thành viên trong tổ Hợp tác tham gia học giúp họ có kiến thức và kỹ thuật trong sản xuất rau an toàn. Đến sản xuất dựa trên nền hữu cơ để giảm nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường, hiện nay người trồng kiệu của xã đã sử dụng nguồn phân bò ủ hoai có thêm nấm Tricoderma, phân lân và thuốc trừ sâu sinh học. Hiện nay, mặc dù giá giống cao so với mọi năm nhưng người trồng kiệu vẫn hồ hởi, phấn khởi vì chỉ sau 4 tháng chăm sóc, họ sẽ có một  khoản thu tương đối để trang trãi cuộc sống củng như phát triển kinh tế gia đình.

Chia tay anh Đức, chúng tôi chúc cho các thành viên trong tổ Hợp tác nói riêng và các hộ khác trong Chi hội 3 có một mùa kiệu bội thu, “Sự khó nhọc hôm nay sẽ là niềm vui cho ngày mai” ./.


Các tin khác

Lượt truy cập

860734