Qua đó, cho thấy diện hộ nghèo là: 17.162 hộ, chiếm 5,81%; trong đó khu vực thành thị là: 4.529 hộ, chiếm 3,9%; khu vực nông thôn là: 12.633 hộ, chiếm 7,05%.
Hộ cận nghèo là: 11.658 hộ, chiếm 3,95%; trong đó khu vực thành thị là: 3.305 hộ, chiếm 2,84%; khu vực nông thôn là: 8.353 hộ, chiếm 4,66%.
Số hộ nghèo, hộ cận nghèo được phê duyệt là cơ sở để thực hiện các chính sách an sinh xã hội và các chính sách kinh tế - xã hội khác trong năm 2016 và giai đoạn 2016 - 2020.
Tổng số hộ nghèo và hộ cận nghèo nói trên, ước tính ở vùng nông thôn hộ nông dân chiếm khoảng 80% hộ nghèo là nông dân có khoảng 10.106 hộ và hộ cận nghèo là nông dân có khoảng 9.346 hộ. Ở vùng thành thị ước tính hộ nông dân vùng ven và hộ ngư dân chiếm khoảng 70% là hộ nghèo và hộ cận nghèo/tổng số thì sẽ có 3.170 hộ nghèo và 2.314 hộ cận nghèo.
Như vậy, hộ nông dân nghèo có khoảng 13.276 hộ và hộ cận nghèo có khoảng 9.578 hộ; tổng cộng hộ nông dân thuộc diện nghèo và cận nghèo là 22.854 hộ; những hộ nông dân nghèo, cận nghèo họ sống ở nhiều địa bàn, nhiều vùng và ngành nghề làm ăn cũng khác nhau nhưng số đông là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng núi, vùng kháng chiến (cũ), vùng ven biển, vùng khô hạn khắc nghiệt… trong số đó có lẽ cũng có những hộ trước đây làm ăn no, đủ hoặc thậm chí khấm khá, cũng có hộ được bình chọn danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi nhưng do rủi ro trong sản xuất kinh doanh, trong cuộc sống nên trở thành hộ nghèo, hộ cận nghèo.
Mặc dù, những năm qua Đảng và Nhà nước có nhiều chủ trương, chính sách; các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể và cả hệ thống chính trị vào cuộc xóa đói, giảm nghèo; hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ gia đình chính sách, cho hộ nghèo căn bản, xóa nhà tạm bợ, dột nát; các chính sách an ninh xã hội được đến với hộ nghèo, hộ cận nghèo; tinh thần chịu khó nổ lực vươn lên của các hộ nghèo, hộ cận nghèo, nên hàng năm số hộ nghèo trong tỉnh giảm từ 1,2 – 1,5%.
Riêng Hội Nông dân các cấp cũng đã có những kế hoạch cụ thể giúp đỡ hộ nông dân nghèo, cận nghèo thông qua “Phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và xóa nghèo bền vững”; song, đứng trước thực trạng số hộ nông dân thuộc diện nghèo, cận nghèo qua điều tra còn khá lớn; vì vậy đòi hỏi Hội Nông dân các cấp cần được đẩy mạnh hơn nữa, cụ thể, sát sao bằng 01 số giải pháp: Hội nắm chắc nguyên nhân nghèo từng hộ để đề xuất với cấp ủy, chính quyền như về đất đai sản xuất (nếu có nhu cầu sử dụng đất) vận động hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi giúp hộ nông dân nghèo, cận nghèo, hiện nay toàn tỉnh có: 65.595 hộ nông dân SXKD giỏi, nhưng chỉ có 22.854 hộ nông dân nghèo, cận nghèo, thì cứ 2 – 3 hộ SXKD giỏi theo dõi giúp 1 hộ về giống, vốn, kinh nghiệm sản xuất, quản lý…. Hội tín chấp Ngân hàng chính sách xã hội và các tổ chức tín dụng về vay vốn hoặc hỗ trợ nguồn vốn quỹ HTND, quỹ Hội, vốn 120…(nếu họ có nhu cầu vốn) hoặc đào tạo, tập huấn nghề nghiệp, chuyển giao khoa học kỹ thuật (nếu họ cần). Đồng thời đẩy mạnh các giải pháp phòng, chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi; phòng, tránh bão, lũ; khắc phục hạn hán và năng động ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, chế biến, tiêu thụ sản phẩm theo hướng hàng hóa chất lượng cao, cạnh tranh thị trường trong nước và quốc tế; có như vậy mới có thể giảm hộ nghèo và hộ cận nghèo trong nông dân một cách hữu hiệu và chủ động hơn; riêng về hình thức tổ chức có thể Hội Nông dân cấp xã lập thí điểm “Câu lạc bộ nông dân vươn lên thoát nghèo” hoặc “Tổ nông dân giúp nhau giảm nghèo”… tập hợp 15 - 20 hộ nghèo và hộ cận nghèo và những hộ sản xuất kinh doanh giỏi trên địa bàn cùng sinh hoạt; qua đó lập Tổ Tiết kiệm vay vốn vào tổ chức này để tạo điều kiện hỗ trợ, làm thí điểm đánh giá rút kinh nghiệm nếu có hiệu quả nhân rộng mô hình, mặc dù rất gặp không ít khó khăn đối với cán bộ Hội, nhưng thiết nghĩ chúng ta quyết tâm mạnh dạn vì nông dân phục vụ thì sẽ vượt qua./.