TIN MỚI

Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Bình Thuận tổ chức Hội thảo về sản xuất và tiêu thụ thanh long bền vững

Hội thảo về sản xuất và tiêu thụ thanh long bền vững vừa được tổ chức tại hội trường khách sạn 19/4, đường Từ Văn Tư, thành phố Phan Thiết. Do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và tỉnh Bình Thuận phối hợp tổ chức. Dự dự hội thảo có ông Nguyễn Duy Lượng – UV Ban Thường vụ - Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam, ông Huỳnh Thanh Cảnh – UV Thường vụ - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đại diện lãnh đạo Hội Nông dân tỉnh Ninh Thuận, cùng lãnh đạo một số sở, ban, ngành, các trung tâm, chi cục liên quan và các hợp tác xã thanh long cùng hơn 100 nông dân trồng thanh long của huyện Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam và thành phố Phan Thiết, phóng viên Báo Nông thôn ngày nay, Báo, Đài của tỉnh đến dự và đưa tin.

Hội thảo sản xuất và tiêu thụ thanh long bền vững

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, Bình Thuận hiện có diện tích thanh long lớn nhất nước với hơn 24.000 ha, năng suất bình quân 30 tấn/ha, sản lượng ước đạt 500.000 tấn. Đến nay, Bình Thuận có trên 8.000 ha thanh long được cấp giấy chứng nhận VietGAP, trên 260 ha thanh long sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP và 41 cơ sở thu mua, kinh doanh thanh long đủ điều kiện theo tiêu chuẩn an toàn thực phẩm trong sơ chế sản phẩm.

          Tại hội thảo, đa số những người trồng thanh long điều cho rằng: Nguyên nhân dẫn đến việc người trồng chưa đẩy mạnh việc áp dụng theo tiêu chuẩn VietGAP là do các nhà doanh nghiệp thu mua hiện nay chưa chú trọng đến tiêu chuẩn và đồng thời chưa có phân loại giá đối với những sản phẩm của những nhà vườn đã được cấp giấy chứng nhận. Hiện nay hơn 80% sản lượng thanh long chủ yếu phục vụ xuất khẩu và trong số này có đến gần 75% được vận chuyển ra các tỉnh biên giới phía Bắc để tiêu thụ theo phương thức mua bán biên mậu với thương nhân Trung Quốc. Chính điều này, các doanh nghiệp thu mua không đặt tiêu chí sản phẩm theo chuẩn VietGAP và thu mua bằng giá với sản phẩm thông thường. Đây được xem là mối nguy cho thanh long Bình Thuận trên đường tiến tới sản xuất và tiêu thụ bền vững.

Trước thục tế này, ông Nguyễn Duy Lượng – Phó Chủ tịch TW Hội NÔng dân Việt Nam đã có ý kiến: Thanh long Việt Nam hiện đã xuất khẩu trên 40 quốc gia. Bên cạnh một số thị trường truyền thống như Trung Quốc, Thái Lan…thanh long đang từng bước xâm nhập vào một số thị trường mới như Nhật, Mỹ, Hà Lan…Tuy nhiên, việc tăng nhanh diện tích thanh long cùng với việc quy chuẩn chất lượng thanh long chưa được kiểm soát, quản lý như hiện nay khiến việc tìm kiếm thị trường xuất khẩu gặp khó khăn nhất là đối với những thị trường khó tính. Trước mắt, để việc sản xuất bền vững chúng ta phải tuyên truyền người trồng thanh long phải chú trọng thị trường nội địa, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Đồng thời, đẩy mạnh công tác quảng bá, giới thiệu sản phẩm, gắn kết chặt chẽ sản xuất với thu mua, sơ chế, bảo quản và tiêu thụ; đẩy mạnh công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, thực hiện sạch từ bàn ăn đến trang trại.

Phát biểu tại Hội thảo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Thanh cảnh đánh giá cao vai tròi của Hội Nông dân, Hiệp hội thanh long và Hợp tác xã thanh long đối với việc sản xuất và tiêu thụ thanh long bền vững. Ông cho rằng: việc sản xuất và tiêu thụ thanh long trên địa bàn tỉnh thời gian qua đã có nhiều chuyển biến góp phần cho việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ trái thanh long trong và ngoài nước đạt hiệu quả. Tuy nhiên, để đẩy mạnh việc sản xuất và tiêu thụ thanh long bền vững, cần đẩy mạnh hơn nữa công tác quảng bá, giới thiệu và thực hiện phân vùng thu mua, thực hiện cạnh tranh lành mạnh; cần nghiên cứu công tác chế biến sản phẩm thanh long hiện nay còn nhiều khó khăn.     


Các tin khác

Lượt truy cập

861029