TIN MỚI

Hội Nông dân cơ sở cần tăng cường đổi mới phương thức hoạt động

Thực hiện Nghị quyết Đại Hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh Bình Thuận lần thứ VII và Nghị quyết Đại hội đại biểu Hội Nông dân toàn quốc lần thứ VI (nhiệm kỳ 2013 - 2018), các cơ sở đã tập trung củng cố, xây dựng tổ chức, đổi mới nội dung và phương thức hoạt động công tác Hội, nhất là ở chi Hội được xác định là một đơn vị hành động thực hiện tất cả các hoạt động và phong trào do Hội triển khai nên các cơ sở đã triển khai xây dựng chi Hội phù hợp vói điều kiện địa bàn, dân cư, nghề nghiệp. Từ đó, tạo thêm bước phát triển vững chắc hơn trong hoạt động công tác Hội.

Toàn tỉnh hiện có 723 chi Hội, trong đó 705 chi Hội xây dựng theo địa bàn thôn, khu phố và 18 chi Hội xây dựng theo nghề nghiệp; chất lượng hội viên được nâng lên, lực lượng nòng cốt và cốt cán chính trị ngày càng phát triển; đội ngũ cán bộ từng bước được trưởng thành và tổ chức thực hiện có hiệu quả nhiều mặt công tác, nhất là chương trình tạo vốn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật; phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững, phong xây dựng nông thôn mới đã góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của địa phương; vị trí, vai trò của Hội Nông dân nâng lên so với trước.

Song, những năm qua công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng cho hội viên, nông dân; công tác củng cố, xây dựng tổ chức Hội còn những hạn chế; một số nơi, số lượng và chất lượng hội viên còn thấp, còn lúng túng về hình thức tổ chức và phương thức hoạt động, chưa thể hiện được vai trò nòng cốt trong phong trào nông dân. Công tác xây dựng tổ chức Hội còn bất cập; trình độ năng lực cán bộ một số tổ chức Hội chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Một số địa phương sinh hoạt chi, tổ Hội chưa đều, nội dung sinh hoạt còn nghèo nàn, thiếu hấp dẫn; tỷ lệ hội viên tham gia sinh hoạt còn thấp. Phương thức hoạt động của Hội một số nơi chậm đổi mới, còn mang tính hành chính, kém hiệu quả.

Phát huy tinh thần “đoàn kết - đổi mới - chủ động - hội nhập phát triển bền vững ”,vai trò trung tâm nòng cốt cho phong trào nông dân và công cuộc xây dựng nông thôn mới; tiếp tục thực hiện kết luận số 62 - KL/TW, ngày 08/ 12/2009 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội. Thời gian tới cần tiếp tục củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở Hội ngang tầm với nhiệm vụ trong thời kỳ mới; trọng tâm là tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách pháp luật về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; về xây dựng nông thôn mới; chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc; các chính sách liên quan trực tiếp đến quyền lợi và nghĩa vụ của nông dân và các nghị quyết của Hội. Tham gia xây dựng Đảng, chính quyền theo Quyết định 218 của Bộ Chính trị và giới thiệu cán bộ, hội viên nông, ngư dân ưu tú cho Chi bộ xem xét kết nạp vào Đảng.

Tập hợp, thu hút và kết nạp hội viên mới, nhất là phát triển hội viên là ngư dân, vùng bãi ngang ven biển, các chủ trang trại, các doanh nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn, các nhà khoa học, cán bộ công chức nghỉ hưu vào tổ chức Hội… Hội Nông dân cơ sở cần căn cứ vào đặc điểm từng vùng, từng nơi mà củng cố, điều chỉnh các chi, tổ Hội theo nghề nghiệp, hợp tác xã, liền canh hoặc liền cư là dơn vị hành động, nòng cốt trong phong trào nông, ngư dân. Những nơi chi Hội quá đông thì dưới chi Hội thành lập các tổ Hội theo nghề nghiệp, tổ hợp tác, cụm dân cư, mỗi tổ nhiều nhất cũng không quá 50 hội viên, có thể sắp xếp mỗi tổ Hội từ 25 - 30 hội viên cũng vừa là tổ liên doanh vay vốn, tổ đoàn kết vay vốn, tổ liên kết sản xuất,… Ở vùng biển, lao động trên từng thuyền không ổn định, vì vậy, cần đa dạng các hình thức tổ chức chi, tổ Hội theo đơn vị thuyền nghề, hoặc chi, tổ Hội theo địa bàn dân cư. Ở vùng cao nên xây dựng chi, tổ Hội theo tổ nhân dân tự quản. Những chi Hội có đông hội viên không có điều kiện sinh hoạt toàn thể hội viên thì phải họp cán bộ các tổ Hội và từng tổ Hội sinh hoạt phổ biến trong hội viên để thực hiện những nhiệm vụ của chi Hội đề ra.

Cần tăng cường đổi mới phương thức hoạt động theo hướng kết hợp công tác tuyên truyền, vận động hội viên nông dân, gắn với tham gia xây dựng cơ chế, chính sách phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn và tổ chức các hoạt động tư vấn, hỗ trợ, dịch vụ, dạy nghề với giám sát, phản biện xã hội và thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Đồng thời, nội dung sinh hoạt chi, tổ Hội phải thiết thực để chi, tổ Hội thật sự là chỗ dựa của nông, ngư dân, là nơi nâng cao trình độ mọi mặt của hội viên, phát huy tinh thần làm chủ, sức mạnh đoàn kết tương trợ, hợp tác và vai trò nòng cốt trong phong trào nông dân./.


Các tin khác

Lượt truy cập

835697