TIN MỚI

Hội Nông dân xã Tân Phước - Mô hình tổ hợp tác làm ăn có hiệu quả

Ông Nguyễn Văn Sáng là hội viên nông dân - Tổ trưởng Tổ hợp tác may gia công Tư Sáng ở thôn Phước Tiến, xã Tân Phước, thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận là một điển hình trong phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi thị xã LaGi, giai đoạn (2012 - 2014).

Ông cho biết: năm 1980, gia đình ông vào định cư tại thôn Phước Tiến, xã Tân Phước và lập nghiệp từ nghề làm rẫy, chăn nuôi heo, gà, vịt… Do điều kiện đất đai bạc màu, khô hạn nên sản xuất trồng trọt, chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế thấp, cuộc sống khó khăn đủ mọi thứ, khi đến mùa nắng ráo thì thiếu việc làm.

Từ những khó khăn trên, để tạo thêm việc làm, tăng thêm thu nhập nhằm trang trải cho cuộc sống của gia đình tốt hơn nên năm 2011, ông cùng 04 hộ hội viên nông dân trong Chi Hội góp vốn với số tiền 80 triệu đồng ban đầu, được dùng để mua máy may, nhận hàng may gia công của các cơ sở may trong và ngoài thị xã may tại nhà. Lúc đầu do thiếu kinh nghiệm trong điều hành, tổ chức; thiếu nguồn hàng, nên việc làm không ổn định thường xuyên, thu nhập thấp.

Đến cuối năm 2013, được sự tư vấn và hướng dẫn của Hội Nông dân xã Tân Phước về tổ chức, hoạt động và lợi ích của mô hình kinh tế tập thể Tổ hợp tác, ông đã bàn bạc, vận động các thành viên trong nhóm thống nhất thành lập và tham gia vào Tổ hợp tác để làm ăn có bài bản và hiệu quả hơn; nhất là để tranh thủ sự hỗ trợ, giúp đỡ của các ngành chức năng và sự ưu đãi của chính sách Nhà nước. Ngày 13/01/2014, Tổ hợp tác may gia công Tư Sáng được thành lập, gồm 5 thành viên và do ông Nguyễn Văn Sáng làm Tổ trưởng và có 04 thành viên tham gia; Tổ hợp tác có phương án hợp tác sản xuất, kinh doanh và hợp đồng chứng thực của UBND xã Tân Phước, tổng nguồn vốn góp của tổ viên hợp tác bằng tiền mặt và tài sản khác là 180 triệu đồng.

 Bước đầu, sự điều hành của Ban quản lý Tổ còn lúng túng, mối quan hệ giao lưu chưa rộng rãi, nguồn hàng may gia công không ổn định, thu nhập thấp, thợ xin nghỉ việc. Sau nhờ có sự hỗ trợ của Hội Nông dân xã làm cầu nối trong quan hệ với các cơ sở, doanh nghiệp may tại thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó, đã thực hiện ký hợp đồng cung ứng nguồn hàng may lâu dài và ổn định cho Tổ hợp tác; nhờ vậy, hiện nay Tổ hợp tác có nguồn hàng ổn định, giải quyêt việc làm thường xuyên cho các tổ viên và 07 lao động là con em của hội viên nông dân, mức thu nhập của mỗi lao động là 3,5 triệu đồng/tháng (sau khi đã trừ các khoản chi phí: tiền điện, nước, tiền ăn trưa và tăng ca). Bên cạnh đó, tổ hợp tác luôn đi đầu trong đóng góp các nguồn quỹ do địa phương và Hội Nông dân các cấp phát động như: Quỹ an ninh quốc phòng; Quỹ ngày vì người nghèo,... riêng Quỹ hỗ trợ nông dân của xã mỗi năm Tổ đóng góp trên 01 triệu đồng.

Ông Sáng trao đổi: đạt được những kết quả trên của Tổ hợp tác may gia công ngày nay, đó là nhờ sự quan tâm của chính quyền địa phương và Hội Nông dân các cấp đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ chúng tôi hình thành mô hình kinh tế tập thể, làm ăn có hiệu quả và giải quyết việc làm cho con em hội viên trong những lúc nông nhàn; góp phần cùng tổ chức Hội thúc đẩy phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã.


Các tin khác

Lượt truy cập

835764