TIN MỚI

Tăng cường và đổi mới công tác tuyên truyền, vận động nông dân

Trong những năm qua, các cấp Hội trong tỉnh đã có nhiều cố gắng, đề ra chương trình, kế hoạch đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, chính sách, Pháp luật của Nhà nước và của Hội; hình thức và nội dung tuyên truyền có nhiều đổi mới, thiết thực đến nhu cầu sản xuất, đời sống của hội viên, nông dân; tạo nên sự đồng thuận xã hội, củng cố vững chắc niềm tin của nông dân với Đảng và Nhà nước. 

Qua đó, thúc đẩy các phong trào thi đua yêu nước, các phong trào thi đua của Hội, các cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, “Toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc”…. gắn với đẩy mạnh thực hiện “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, phong trào “Chung sức, chung lòng xây dựng nông thôn mới”, phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, “Lá lành đùm lá rách”…. Trong thực tế xuất hiện nhiều tập thể Hội và cá nhân cán bộ hội viên nông dân tiêu biểu, tôn vinh tại Hội nghị biểu dương “Nông dân điển hình tiên tiến” các cấp năm 2015, có 5 đại biểu vinh dự được tham dự Đại hội thi đua yêu nước và biểu dương nông dân điển hình tiên tiến toàn quốc Hội Nông dân trong đó 02 đại biểu được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; có 10 đại biểu đi dự Đại hội thi đua yêu nước toàn tỉnh (trong đó 02 đại biểu được Chủ tịch UBND tỉnh khen thưởng); các cấp Hội thường xuyên nêu gương “Người tốt việc tốt” để nông dân học tập, làm theo.

Song, công tác tuyên truyền, vận động nông dân không ít nơi chưa thường xuyên, kịp thời, nội dung còn chung chung, chưa thu hút mạnh mẽ nông dân tham gia; từ đó hạn chế kết quả thực hiện Nghị quyết, chưa thực sự đi vào cuộc sống một cách đồng bộ.

Vì vậy, trong tình hình mới: Thời kỳ đang đẩy nhanh Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước, đòi hỏi công tác tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân phải theo kịp tiến trình, gắn với lợi ích về vật chất, tinh thần của hội viên, nông dân. Cần chú ý những vấn đề sau:

          Một là: Xác định chi hội; tổ Hội là địa bàn triển khai các phong trào hành động cách mạng; là nơi tập họp, sinh hoạt hội viên, nông dân.

          Hai là: Chọn hình thức sinh hoạt có thể chuyên đề, lồng ghép; trong thực tế nhiều nơi sinh hoạt tổ Hội lồng ghép rất có hiệu quả như: Tổ vay vốn, tổ hợp tác, tổ nhóm Thanh long VietGAP, Câu lạc bộ Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, Câu lạc bộ Pháp luật, Câu lạc bộ Khuyến nông…

          Ba là: Chọn nội dung cụ thể triển khai học tập Nghị quyết của Đảng, của cấp ủy; chủ trương chính sách, pháp luật của Nhà nước, của chính quyền; công tác Hội, việc sản xuất, liên doanh, liên kết, hội nhập quốc tế ….cần chọn nội dung trọng tâm để trao đổi, bàn bạc nhất là những vấn đề có liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của nông dân.

          Bốn là: Phân công cán bộ Hội trực tiếp truyền đạt; nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền miệng, nội dung gọn, dễ nghe, dễ hiểu. Cán bộ đủ khả năng đối thoại với nông dân (khi cần thiết).

          Năm là: Không khí sinh hoạt cần tạo sự cởi mở, dân chủ, gần gũi để nông dân mạnh dạn trao đổi, phản ảnh những tâm tư, vướng mắc. Biểu dương, nêu gương “Người tốt, việc tốt” trong chi, tổ Hội hoặc trong địa phương để mọi người học tập.

Để thực hiện được những vấn đề trên là tạo cơ sở, là cái gốc để đánh giá xếp loại chất lượng các cấp Hội vững mạnh. Trong thời gian đến các cấp Hội từ tỉnh đến cơ sở cần tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn thiết thực; đi sát cơ sở, chi, tổ Hội để công tác tuyên truyền vận động nông dân đạt hiệu quả.


Các tin khác

Lượt truy cập

835206