TIN MỚI

Gương nông dân trẻ tiêu biểu trong phong trào nông dân SXKDG

Ông Trương Hoài Phong, hội viên nông dân thuộc Chi hội xã Tân Hải, thị xã LaGi đã từ nhiều năm nay được nhiều người nơi đây biết đến và tín nhiệm không chỉ ông là người luôn gần giũ, gắn bó với người dân và tích cực trong các phong trào của địa phương mà còn bởi ông là người nông dân trẻ năng động, sáng tạo, ham học hỏi và mạnh dạn ứng dụng mô hình VAC để làm giàu chính đáng.

Mô hình nuôi cá lóc bông của gia đình ông Trương Hoài Phong

Theo như đã hẹn với anh, chúng tôi được anh tiếp chuyện tại ngôi biệt thự mới xây của gia đình nên mặc dù thời tiết đang là mùa hè nhưng chúng tôi đều cảm thấy không khí thật mát mẻ. Và không để mất thời gian của chúng tôi, anh cho biết: Anh quê Phù Cát, Cát Ninh, Bình Định, đã vào đây lập nghiệp và lập gia đình năm 1998, cuộc sống vợ chồng trẻ muôn vàn khó khăn nhưng ngay từ những ngày đầu chúng tôi đã quyết tâm phải vươn lên từ cái khó khăn này. Qua tìm hiểu ngành nghề lợi thế của địa phương vùng biển, chúng tôi đã bắt tay vào nghề kinh doanh hải sản từ những đồng vốn ít ỏi. Cứ như thế, đồng vợ đồng chồng chịu khó làm ăn, chịu khó chắt chiu và lấy chữ tín làm đầu. Năm 2001, khi việc kinh doanh được phát triển và có vốn tích luỹ, chúng tôi mua 2,5 ha đất trồng thanh long và tuy là người đi sau nhưng nhờ tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm trước đó nên tôi mạnh dạn áp dụng quy trình VietGAP ngay từ ngày đầu và cũng là người đầu tiên tại địa phương áp dụng quy trình này nên ngay từ năm thứ 3 doanh thu từ thanh long đã khá vượt trội so với một số hộ trồng trước, đến nay 2010 hạ bình 50KW để chong đèn thanh long trái vụ và đến tháng tới đây, anh trồng thêm 2.200 trụ giống thanh long ruột tím hồng và hiện nay đã xuống trụ. Chính từ việc trồng cây thanh long đã làm tôi thay đổi cái nhìn về nghề nông lam lũ, vất vả một nắng hai sương nhưng khó thoát khỏi cái nghèo của gia đình cha ông tôi ở quê, mà tôi lại đam  mê nghề nhà nông, bởi khi trực tiếp làm đã cho tôi nhiều ý tưởng hay để phát triển, mở rộng quy mô đầu tư sản xuất của bản thân. Năm 2004, tôi đã mạnh dạn lấn sân sang lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản, tôi đã nghĩ mình là người chủ động được nguồn cá tạp làm thức ăn cho cá sao mình không làm, trong khi đã bao năm các hộ nuôi cá lồng bè tại Đức Linh họ phải mua của chúng tôi mà họ vẫn thu lời trăm triệu mỗi năm. Nhưng cái gì muốn thành công đều phải học hỏi và tìm hiểu càng kỹ càng; tôi đã tìm hiểu qua đài VTV1, các mô hình hay của các tỉnh bạn, nhu cầu, thị trường và chọn loại giống để nuôi, xây dựng dự án và tôi đã vay Ngân hàng Nông nghiệp thị xã 100 triệu, cộng 200 triệu vốn tích luỹ của gia đình tôi đầu tư đào 2 sào ao và 8 giếng khoan để chủ động nguồn nước an toàn, ổn định cho nuôi cá và đồng thời lấy nước trong ao nuôi tưới thanh long vừa đảm bảo nguồn nước ao cá được ra vô, vừa cung cấp nguồn nước tưới giàu dinh dưỡng cho thanh long. Giống cá nuôi là cá lóc bông. Diện tích ao nuôi đến nay là 8 sào, sản lượng hàng năm bình quân đạt 200 tấn. Để công việc sản xuất kinh doanh ngày một phát triển ổn định, bền vững và đồng thời để cho 3 con đang trong tuổi học của mình thấy được việc học là cần thiết cho một người trong làm ăn kinh doanh cũng như sản xuất nên năm 2008 anh đã thi vào lớp đại học tại chức do Trung tâm giáo dục thường xuyên của thị xã tổ chức. Kết thúc 4 năm với cái bằng kỹ sư nông nghiệp cộng thêm kinh nghiệm tích luỹ báo nhiêu năm lăn lộn sản xuất kinh doanh, đến nay anh đã có được mô hình sản xuất bền vững.

Theo anh để sản xuất kinh doanh thành công thành công và thu lợi nhuận bình quân từ năm 2014 đến nay đạt 1 tỷ 2 hàng năm thì điều tiên quyết là phải đồng vợ, đồng chồng; tính kiên định trong đầu tư; khai thác triệt để hiệu quả sản phẩm, nguyên liệu lợi thế; phải chịu khó giao du, học hỏi, tích luỹ kinh nghiệm; tìm hiểu thị trường từng thời điểm; kế hoạch sản xuất kinh doanh phải cụ thể và nhất là phải chủ động nguồn vốn lưu động. Và anh cho biết thêm, mặc dù chúng tôi đầu tư xây dựng căn nhà trị giá 5,5 tỷ đồng nhưng không có nghĩa là chúng tôi không còn vay vốn của ngân hàng, thời điểm vay cao nhất lên đến 2 tỷ, bởi cá nuôi trong giai đoạn từ 3 tháng đến khi xuất bán là 7,5 tháng, thức ăn cho cá chi phí từ 15 – 30 triệu đồng/ngày, tương đương với 3,5 tấn thức ăn. Bên cạnh đó, sự thành công này cũng nhờ vào sự quan tâm tạo điều kiện của cấp uỷ, chính quyền địa phương và của Hội Nông dân nên dù bất kỳ công việc nào, lĩnh vực nào anh cũng xác định là mình làm được gì để đóng góp vào việc phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.

Thay cho lời chào, anh đưa chúng tôi ra thăm quan khu vực sản xuất, kinh doanh của gia đình. Nhìn cơ ngơi của anh với hàng chục lao động đang mải mê công việc vận chuyển các khay thức ăn của cá, chăm sóc vườn thanh long… mới cảm nhận được nghị lực phi thường, chịu học hỏi, năng động, sáng tạo để làm giàu của người nông dân trẻ thời kỳ đổi mới này. 


Các tin khác

Lượt truy cập

860377