TIN MỚI

Hội Nông dân tỉnh Bình Thuận: Kết quả 15 năm thực hiện Chỉ thị số 26 của Thủ tướng Chính phủ

Để khẳng định sự cần thiết tiếp tục thực hiện những nội dung của Chỉ thị 26/CT-TTg, đồng thời nhấn mạnh trách nhiệm của các cấp chính quyền, các bộ, ngành tăng cường hơn nữa việc phối hợp với Hội Nông dân cùng cấp để giải quyết và giảm khiếu nại, tố cáo. Thủ tướng Chính phủ tiếp tục ban hành Quyết định số 81/2014/QĐ-TTg ngày 31/12/2014 của Thủ tướng chính phủ về việc phối hợp giữa các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp với các cấp Hội Nộng dân Việt Nam trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân  và tiếp tục thực hiện các văn bản chỉ đạo của Trung ương, địa phương. Từ đó, BCĐ các cấp hoạt động ngày càng hiệu quả.

Những năm qua, Hội Nông dân các cấp đã phối hợp tổ chức 15.258 buổi trợ giúp pháp lý lưu động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho 6.063.431 lượt cán bộ, hội viên, nông dân; xây dựng được 62 tủ sách pháp luật với từ 120 đến 160 đầu sách pháp luật phục vụ nhu cầu của hội viên, nông dân… từng bước giúp hội viên, nông dân hiểu và thực hiện đúng đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, hạn chế  khiếu kiện sai và vượt cấp ở địa phương; phối hợp với Sở Tư pháp, Thanh tra tỉnh, Sở Tài nguyên & Môi trường tổ chức 813 đợt tập huấn nghiệp vụ thực hiện Chỉ thị 26&22 cho 189.536 lượt cán bộ Hội, thành viên các tổ hoà giải, thành viên Hội đồng hoà giải ở cơ sở và Cộng tác viên Câu lạc “Nông dân với pháp luật” của các cơ sở Hội và hội viên, nông dân... giúp cho cán bộ Hội nông dân nâng cao hiểu biết về chính sách pháp luật và nghiệp vụ, kỹ năng để tham gia thực hiện tốt các nội dung của Chỉ thị 26&22 tại địa phương, cơ sở.   

          Qua 15 năm BCĐ các cấp đã lấy công tác hoà giải tại cơ sở là nhiệm vụ trọng tâm trong tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân. Tích cực chỉ đạo Hội Nông dân phối hợp với ngành Tư pháp tập trung chỉ đạo củng cố hệ thống tổ hoà giải ở cơ sở trong toàn tỉnh có 715 tổ hòa giải/4.850 hòa giải viên, tăng cường số lượng hoà giải viên là cán bộ chi, tổ Hội, thành viên nòng cốt của Câu lạc bộ “Nông dân với pháp luật” tại các thôn, khu phố; tăng cường bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ này để họ có đủ kiến thức và kinh nghiệm trực tiếp hoà giải và tư vấn pháp luật cho các đối tượng ngay tại cơ sở khi các mâu thuẫn mới hình thành. Những địa phương tổ chức tốt hệ thống hoà giải viên ở cơ sở, có nhiều thành viên là cán bộ Hội Nông dân làm tốt công tác hoà giải là: huyện Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Đức Linh, LaGi ...

Về Tiếp công dân, từ năm 2001-2016, Hội Nông dân các cấp đã tham gia cùng các cấp chính quyền, các ngành liên quan tiếp 31.812 lượt công dân, trong đó: Hội Nông dân trực tiếp tiếp dân: 14.013 lượt và tổng số đơn thư Hội Nông dân tiếp nhận là 4.407 đơn, thư. Trong đó: Hội Nông dân tỉnh tiếp nhận: 167 đơn, thư, nhưng không thuộc thẩm quyền giải quyết của Hội Nông dân tỉnh; Hội Nông dân cấp huyện và Hội Nông dân cấp xã tiếp nhận: 3593 đơn, thư. Qua tiếp tiếp dân và các đơn thư, đa số công dân đến đề nghị giải quyết liên quan đến lĩnh vực đất đai, xây dựng, môi trường, đền bù giải tỏa, mâu thuẫn làng xóm, nội bộ gia đình...

Qua việc phối hợp đã tạo điều kiện để các cấp Hội Nông dân phát huy thế mạnh vừa rộng khắp, vừa gần gũi sâu sát, có uy tín với nông dân. Trên cơ sở đó kịp thời phát hiện mâu thuẫn mới phát sinh, tâm lý của từng đối tượng tham mưu, đề xuất hình thức hoà giải phù hợp. Đồng thời kiên trì vận động, thuyết phục với nhiều phương pháp hoà giải linh hoạt như: dựa trên tình làng nghĩa xóm, anh em, thân tộc; qua đối thoại trực tiếp; qua sinh hoạt chi, tổ Hội; qua người có uy tín với đối tượng và phối hợp với chính quyền, các đoàn thể để tổ chức hoà giải. Trong đó tập trung hoà giải tại chi, tổ Hội, kịp thời giải quyết mâu thuẫn ngay tại địa bàn khu dân cư. Từng bước vận dụng phương pháp tham vấn trong công tác hoà giải với mục đích khơi gợi tiềm năng của các đối tượng để họ tự hoà giải những mâu thuẫn của chính họ. Hội Nông dân các cấp đã trực tiếp hòa giải thành là 645 vụ và tham gia với các ngành, đoàn thể ở cơ sở hoà giải thành 12.826 vụ; số vụ còn lại chuyển cấp có thẩm quyền hoặc tòa án giải quyết góp phần bảo đảm trật tự xã hội ở nông thôn, hạn chế việc khiếu kiện vượt cấp, vừa nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân, vừa giữ được tình làng, nghĩa xóm, tăng cường khối đoàn kết trong cộng đồng dân cư.


Các tin khác

Lượt truy cập

860797