TIN MỚI

Trích yếu Bài phát biểu kết luận Hội nghị và phát động thi đua của Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh kiêm Phó Trưởng Ban Chỉ đạo tại Hội nghị sơ kết phong trào nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi toàn tỉnh lần thứ IX (2014 - 2017)

Ngày 30 tháng 6 năm 2017, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, đồng chí Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh kiêm Phó Trưởng Ban Chỉ đạo phong trào nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi toàn tỉnh đã chủ trì Hội nghị sơ kết phong trào nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi toàn tỉnh lần thứ IX (2014 - 2017).  Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh kiêm Phó Trưởng Ban Chỉ đạo đã có ý kiến kết luận, chỉ đạo như sau:

I. Sau hơn một buổi làm việc, với tinh thần trách nhiệm cao, Hội nghị đã nghe báo cáo tóm tắt kết quả phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi; trao đổi tọa đàm giữa 4 nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi với lãnh đạo Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh và xem phóng sự; nghe ý kiến chỉ đạo của đồng chí Phó Bí thư Tỉnh ủy và đồng chí Ủy viên Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam; đại biểu xem hình ảnh và 45 sản phẩm đặc sản trưng bày; Doanh nghiệp tư nhân xe khách Cao Lâm tặng 10 chiếc xe đạp cho 10 em là con em gia đình chính sách, hộ nghèo xã Hàm Cần, huyện Hàm Thuận Nam. Kết quả Hội nghị khẳng định những vấn đề cơ bản như sau:

Những năm qua, mặc dù tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh còn nhiều khó khăn (thời tiết diễn biến phức tạp, thiên tai, dịch hại, dịch bệnh trên cây trồng, con nuôi, giá cả các mặt hàng nông sản không ổn định...) ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống của nông dân; nhưng dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, sự hỗ trợ của các cấp ủy đảng, chính quyền, sở, ngành, mặt trận, các đoàn thể, lực lượng vũ trang, các doanh nghiệp và sự cố gắng, nỗ lực của Hội Nông dân và sự hưởng ứng tích cực của các hộ nông dân, phong trào nông dân thi đua sản xuất - kinh doanh giỏi trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua tiếp tục được đẩy mạnh, phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Tỷ lệ hộ nông dân đăng ký thực hiện và đạt danh hiệu hộ sản xuất kinh doanh giỏi các cấp năm sau cao hơn năm trước. Đời sống, vật chất và tinh thần của đại bộ phận nông dân được nâng lên, hàng ngàn hộ hội viên nông dân thoát nghèo và vươn lên làm giàu. Các mô hình sản xuất, kinh doanh có hiệu quả kinh tế được duy trì và nhân rộng; đã xuất hiện nhiều gương điển hình mới, những tấm gương sáng vượt khó vươn lên làm giàu; nhiều hộ đạt danh hiệu sản xuất kinh giỏi các cấp nhiều năm liền, với nhiều ngành nghề khác nhau. Phong trào đã có sức lan tỏa lớn, ngày càng thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia; làm thay đổi tư duy trong phát triển kinh tế của hội viên, nông dân; phát huy tính chủ động, sáng tạo trong sản xuất kinh doanh, trong việc liên kết, hợp tác, tham gia phát triển các hình thức kinh tế tập thể; ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ, khai thác được tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, từng địa phương; tích cực chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng vật nuôi, tạo ra nhiều sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp có giá trị kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu. Phong trào đã góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, xây dựng nông thôn mới; vai trò của tổ chức Hội Nông dân trong tham mưu và triển khai thực hiện phong trào thể hiện rõ nét hơn.

Tuy nhiên, trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện phong trào giai đoạn 2014 - 2017 vẫn còn có mặt khó khăn, hạn chế cần phải khắc phục, đó là: Công tác tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân tham gia thực hiện phong trào chưa thường xuyên. Phong trào phát triển chưa đồng đều giữa các vùng, miền và giữa các lĩnh vực ngành, nghề sản xuất. Việc tổ chức phát động thi đua, đăng ký phấn đấu, bình xét danh hiệu, cấp giấy chứng nhận, tổng kết, khen thưởng hộ sản xuất, kinh doanh giỏi tiêu biểu ở nhiều cơ sở chưa thực hiện đúng quy định. Số hộ đăng ký và số hộ đạt danh hiệu các cấp ở một số địa phương còn thấp so với kế hoạch đề ra. Công nghiệp chế biến phát triển chậm; mô hình có sáng kiến, cải tiến kỹ thuật để nâng cao năng suất, hiệu quả còn ít. Hoạt động hỗ trợ vốn, ứng dụng tiến bộ KHKT, tiêu thụ sản phẩm, vai trò chủ động, hợp tác của các cấp Hội để thúc đẩy phong trào phát triển chưa nhiều; việc hỗ trợ nông dân tiếp cận các cơ chế, chính sách của Chính phủ và của tỉnh cho phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn có nơi còn chậm. Việc liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ, thiếu chặt chẽ, kinh tế tập thể còn nhiều khó khăn, hoạt động lúng túng.

II. Phát huy những kết quả đạt được trong những năm qua, đặt biệt phát huy vai trò nòng cốt của tổ chức Hội Nông dân trong các phong trào nông dân; đề nghị các cấp, các ngành và Hội Nông dân các cấp tập trung chỉ đạo đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn; đồng thời, phát động phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững trong những năm đến (2017 – 2022), với 06 nhiệm vụ cụ thể như sau:

1. Tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng phong trào "Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững". Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, vận động thông qua hoạt động sinh hoạt chuyên đề, phổ biến kiến thức, xây dựng mô hình CLB, kinh tế hợp tác, giao lưu học tập kinh nghiệm... qua đó vận động nông dân và các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia đăng ký và phấn đấu để đạt tiêu chuẩn hộ nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi các cấp năm sau cao hơn năm trước; đồng thời, làm tốt công tác tôn vinh, nhân rộng các tập thể, các gương sản xuất, kinh doanh giỏi, hộ nghèo vượt khó tiêu biểu.

2. Phát huy vai trò Hội Nông dân là trung tâm, nồng cốt tham mưu tốt cho Ban chỉ đạo các cấp xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể để tiếp tục phát động và tổ chức chỉ đạo thực hiện phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi gắn với phong trào thi đua “Chung sức, chung lòng xây dựng nông thôn mới”. Thường xuyên tổ chức kiểm tra, sơ, tổng kết rút kinh nghiệm, biểu dương khen thưởng kịp thời công tác tổ chức chỉ đạo phong trào và nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi ở các cấp.

3. Hội Nông dân các cấp tiếp tục phát huy vai trò cầu nối gắn kết chặt chẽ các nhà: “Nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà nước và nhà Bank” tạo điều kiện cho phong trào phát triển mạnh theo hướng hình thành các trang trại, gia trại, tổ hợp tác, hợp tác xã đủ sức liên kết liên doanh với các doanh nghiệp. Nâng cao chất lượng các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ và dạy nghề cho nông dân; thông tin về thị trường, giá cả; tăng cường công tác chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới, nhất là công nghệ sinh học nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả của sản xuất; tổ chức tốt các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến công…

4. Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Chính sách - Xã hội và các tổ chức tín dụng, bảo lãnh, tín chấp, giới thiệu cho nông dân vay vốn thông qua các tổ vay vốn do các Hội chính trị - xã hội thành lập và quản lý. Đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động, quản lý các nguồn vốn, quỹ và các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội cũng như vận động Quỹ Hỗ trợ nông dân cấp tỉnh và cấp huyện. Chủ động vận động các nguồn vốn từ các doanh nghiệp, các tổ chức và đóng góp của hội viên cho nông dân vay phát triển sản xuất tăng thu nhập, nâng cao đời sống.

Tư vấn, hỗ trợ và trực tiếp tham gia tháo gỡ khó khăn cho nông dân là các chủ trang trại, các nhóm hộ nông dân trong việc tiếp cận các cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển sản suất. Giúp nông dân thực hiện các hợp đồng cung ứng dịch vụ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm với các doanh nghiệp.

5. Đối với các đại biểu là những nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi sau khi trở về địa phương phát huy hơn nữa kết quả đã đạt được, phải là những hạt nhân đi đầu trong ứng dụng khoa học công nghệ, thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường; tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới và ủng hộ các quỹ từ thiện xã hội. Vận động tuyên truyền phong trào lan tỏa rộng rãi trong cộng đồng dân cư với phương châm là: “Người biết làm kinh tế giỏi hướng dẫn người chưa biết, người thực hiện tốt vận động người khác cùng thực hiện”, tạo thành phong trào thi đua yêu nước thường xuyên trong toàn tỉnh.

6. Hàng năm 100% cơ sở Hội tổ chức phát động, đăng ký, bình xét; có trên 70% số hộ nông dân đăng ký phấn đấu, trong đó có từ 50% trở lên số hộ đăng ký đạt danh hiệu nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp.


Các tin khác

Lượt truy cập

835504