TIN MỚI

Thường trực Tỉnh uỷ làm việc với Hội Nông dân tỉnh

Sáng ngày 10 tháng 11 năm 2017, đ/c  Dương Văn An - Phó Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận - làm việc với Hội Nông dân tỉnh. Tham gia đoàn làm việc có đại diện lãnh đạo các Ban Đảng và Văn phòng Tỉnh ủy, đại diện lãnh đạo các sở, ngành và các Trung tâm kỹ thuật liến quan đến Hội Nông dân, Đài Phát thanh và Truyền hình, Báo Bình Thuận.

Đ/c Dương Văn An – PBT TU phát biểu tại buổi làm việc

Tại buổi làm việc, đồng chí Phan Tấn Khế – Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh - đã báo cáo khái quát một số tình hình chủ yếu về hoạt động công tác Hội và Trung tâm dạy nghề & hỗ trợ nông dân 9 tháng đầu năm 2017. Cụ thể: Báo cáo kết quả của Hội Nông dân tham gia tái cơ cấu ngành nông nghiệp, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao; chuyển giao tiến bộ KH-KT, tạo vốn hỗ trợ nông dân sản xuất như vận động hội viên nông dân chuyển đổi diện tích lúa không chủ động nước sang trồng bắp, mè, rau, đậu các loại có hiệu quả kinh tế hơn; trồng thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, mô hình trang trại chăn nuôi khép kín; hướng dẫn xây dựng các mô hình kinh tế hợp tác, HTX. Tình hình tổ chức hoạt động dạy nghề, sử dụng cơ sở vật chất của Trung tâm DN&HTND.

Các thành viên tham sự buổi làm việc đã có nhiều ý kiến trao đổi, tìm hiểu sâu một số vấn đề liên quan đến công tác Hội và hoạt động của Trung tâm dạy nghề & hỗ trợ nông dân.

Kết luận buổi làm việc, đồng chí Dương Văn An – Phó Bí thư Tỉnh ủy – đã ghi nhận những kết quả đạt được, chỉ ra một số khó khăn và hạn chế, đồng thời nêu lên một số định hướng quan trọng, đề nghị Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đẩy mạnh hơn nữa những hoạt động công tác Hội và Trung tâm dạy nghề & hỗ trợ nông dân; tích cực vận động nông dân ứng dụng KHKT vào sản xuất, thay đổi tập quán cũ, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, mạnh dạn áp dụng KHKT, mở rộng mô hình công nghệ cao để tiết kiệm chi phí sản xuất, tăng số lượng, chất lượng an toàn; chuyển đổi, đầu tư các sản phẩm nông nghiệp mới, đa dạng hoá sản phẩm, Hội phải làm cầu nối với các cơ quan chuyên ngành; hướng sản xuất theo hướng liên kết đầu ra tiêu thụ sản phẩm, tăng cường công tác tuyên truyền, xây dựng thương hiệu; phát triển các mô hình kinh tế hợp tác, HTX để nâng cao hiệu quả kinh tế, chuỗi giá trị liên kết trong sản phẩm, đảm bảo thu nhập cao cho nông dân; Trung tâm Dạy nghề & Hỗ trợ nông dân phải tự chủ hoạt động có thu để trang trải, sử dụng phát huy công năng công trình đã xây dựng, hoạt động hỗ trợ, tư vấn, dịch vụ cần phong phú, đa dạng.


Các tin khác

Lượt truy cập

860710