Đạt được những thành quả trên, nhờ được sự quan tâm của Đảng đã ban hành Chỉ thị số 59-CT/BCT, ngày 15/12/2000 của Bộ Chính trị (khoá VIII) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội NDVN trong thời kỳ CNH - HĐH đất nước và Kết luận số 61-KL/BBT, ngày 03/12/2009 của Ban Bí thư TW Đảng (khoá X) về Đề án nâng cao vai trò của Hội Nông dân Việt Nam trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và giai cấp nông dân Việt Nam giai đoạn 2010 -2020, Kết luận 62-KL/BCT, ngày 08/12/2009 của Bộ Chính trị V/v tiếp tục đổi mới nội dung phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể Chính trị - Xã hội; Chính phủ ban hành chính sách cụ thể như Quyết định số 1045/QĐ-TTg, ngày 07/7/2010 Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hội Nông dân Việt Nam giai đoạn 2010-2015 ”. “Hội Nông dân là trung tâm và nòng cốt cho phong trào nông dân và công cuộc xây dựng nông thôn mới” Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 12/3/2003 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá IX) khẳng định và Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 của Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) về “ Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, phát huy sức mạnh của các đoàn thể chính trị - xã hội ở nông thôn, nhất là Hội Nông dân”; “Tạo cơ chế và điều kiện thuận lợi cho Hội Nông dân Việt Nam trong việc trực tiếp thực hiện một số chương trình, dự án phục vụ sản xuất và nâng cao đời sống của nông dân, hướng dẫn phát triển các hình thức kinh tế tập thể trong nông nghiệp” ; Quyết định số 673/QĐ-TTg ngày 10/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc Hội Nông dân Việt Nam trực tiếp thực hiện và phối hợp thực hiện một số chương trình, đề án phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội nông thôn giai đoạn 2011 – 2020.
Qua 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước do Ðảng khởi xướng và lãnh đạo, giai cấp nông dân và tổ chức Hội Nông dân đã góp phần làm nên những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Tổ chức Hội khẳng định vị thế của mình trong xã hội và trong nông dân; là cầu nối giữa Ðảng, Nhà nước với nông dân. Thời gian qua, các cấp Hội chủ động phát huy vai trò là thành viên của MTTQVN, tăng cường phối hợp với các đoàn thể tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên nêu cao tinh thần trách nhiệm, chủ động tham gia đóng góp ý kiến xây dựng các nghị quyết, chủ trương, đường lối của Đảng, các chính sách, pháp luật của Nhà nước và địa phương liên quan trực tiếp đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Tham gia giám sát, phản biện xã hội và tham gia đóng góp ý kiến xây dựng tổ chức Đảng, chính quyền theo Quy định số 217-QĐ/TW và 218-QĐ/TW, ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị. Các cấp Hội đã phát huy dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện, vai trò phản biện xã hội trong tham gia xây dựng, tổ chức triển khai, giám sát việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở và các chương trình, dự án phát triển kinh tế xã hội ở địa phương; tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội; phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Chủ động tập hợp những vấn đề bức xúc của nông dân, nông nghiệp, nông thôn, dư luận xã hội phản ánh kịp thời với cấp uỷ, chính quyền để điều chỉnh, ban hành các chủ trương, chính sách phù hợp với thực tiễn. Đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước gắn với việc thực hiện tốt "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh"; thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Ðảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Các phong trào hành động cách mạng, thi đua yêu nước của nông dân góp phần quan trọng xây dựng giai cấp nông dân và tổ chức Hội ngày càng vững mạnh, thật sự là chỗ dựa tin cậy của Ðảng, của chính quyền; tổ chức và cán bộ Hội tiếp tục đổi mới nội dung phương thức hoạt động, sát cơ sở, sát nông dân; tuyên truyền, vận động kết hợp chặt chẽ tư vấn, hỗ trợ, dịch vụ, dạy nghề, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho nông dân.
Với những thành tích trên, Hội Nông dân tỉnh Bình Thuận rất tự hào được Nhà nước tặng thưởng 03 Huân chương Lao động (hạng ba năm 2003; hạng nhì năm 2008; hạng nhất năm 2013).