TIN MỚI

Hội Nông dân tỉnh Bình Thuận chia sẻ kinh nghiệm tuyên truyền, tư vấn việc làm và đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Trong 02 ngày 13-14/9/2016, Hội Nông dân tỉnh Đồng Nai do đ/c Lê Bửu Châu, Phó Chủ tịch đã tổ chức đưa đoàn cán bộ tỉnh Hội và 20 cán bộ cơ sở Hội là chủ tịch, phó chủ tịch tham quan học tập kinh nghiệm tuyên truyền, tư vấn việc làm và đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại Trung tâm Dạy nghề & Hỗ trợ nông dân của Hội Nông dân tỉnh Bình Thuận. Tiếp và làm việc với đoàn có các Đ/c: Phan Tấn Khế - chủ tịch Hội Nông dân tỉnh, Quế Ngọc Hoa – Giám đốc Trung tâm, các đ/c Thường vụ tỉnh Hội và cán bộ, công chức, viên chức Trung tâm. Trong thời gian 02 ngày, Hội Nông dân tỉnh và trực tiếp do đ/c Phan Tấn Khế sẽ cùng đi và làm việc với đoàn. Kế hoạch tổ chức cho đoàn một buổi tham quan học tập tại Trung tâm Dạy nghề & Hỗ trợ Nông dân và ngày hôm sau đi tham quan một số mô hình hợp tác xã kinh doanh - dịch vụ hiệu quả, cơ sở chế biến mủ trôm… 

Đoàn tham quan và làm việc tại Trung tâm Dạy nghề & HTND

Buổi làm việc tại trung tâm, đ/c Giám Đốc Quế Ngọc Hoa đã nêu khái quát quá trình hình thành, xây dựng và hoạt động của Trung tâm. Hiện nay hoạt động dạy nghề đã đạt được nhiều kết quả khá thành công, chỉ tiêu dạy nghề hàng năm luôn đạt và vượt chỉ tiêu, với 17 nghề được cấp giấy phép đào tạo với 04 giáo viên cơ hữu và còn lại là giáo viên thỉnh giảng nhưng dạy nghề chủ yếu tập trung 07 nghề đó là đào tạo thuyền trưởng, máy trưởng hạng 4, 5, trồng cây ăn quả, trồng cây thanhg long, cây lương thực, rau an toàn, cây cảnh bonsai, chăn nuôi gia súc và gia cầm… Việc đào tạo nghề xuất phát từ nhu cầu của người học, công tác tuyên truyền và tư vấn việc làm. Hàng năm, thông qua các kênh như: Phổ biến chỉ đạo bằng văn bản, tập huấn cho cán bộ Hội cơ sở về các chủ trương, chính sách liên quan đến công tác dạy nghề và việc làm cho lao động nông thôn, trên trang Website của Tỉnh uỷ, Hội Nông dân tỉnh, báo, đài địa phương để tuyên truyền hiệu quả đào tạo nghề tại cơ sở, làm phóng sự gương nông dân giỏi nhờ áp dụng kiến thức KHKT, kiến thức học nghề, tuyên truyền miệng gắn với hướng dẫn thành lập các tổ hợp tác, tổ liên kết sản xuất sau khi học nghề, xây dựng thương hiệu sản phẩm…

Qua hoạt động tham quan học tập, chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm đã góp phần trong công tác quảng bá những mô hình hiệu quả, những gương nông dân điển hình trong phong trào thi đua sản xuất – kinh doanh giỏi áp dụng KHCN cao, tạo thêm nhiều sản phẩm nông nghiệp an toàn, chất lượng của tỉnh với các địa phương bạn. Từ đó, đẩy nhanh, mạnh quá trình hội nhập kinh tế trong nước và các nước trong khu vực.


Các tin khác

Lượt truy cập

861065