Bà Viêm tâm sự, trước đây gia đình bà xuất thân từ nông nghiệp truyền thống, nhà có 2 lao động chính nhưng gia đình lại đông con. Thu nhập hàng năm không đủ để trang trải cuộc sống, gia đình cũng gặp khó khăn về tài chính. Được sự giới thiệu của Hội Nông dân xã tạo điều kiện giới thiệu nguồn vốn Ngân hàng chính sách, xã hội vay vốn giải quyết việc làm, qua kênh Ngân hàng chính sách xã hội huyện Phú Quý. Cùng với cơ chế chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng công nghê hiện đại, nhằm giúp cho nhân dân có điều kiện phát triển sản xuất, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống. Bà Viêm đã tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật nông nghiệp công nghệ cao trong sản xuất, chăn nuôi; tham quan học tập các mô hình tại các tỉnh bạn để áp dụng vào sản xuất.
Mô hình trồng dưa của nhà Bà Đặng Thị Viêm, thôn Phú An, xã Ngũ Phụng.
Học được kiến thức từ các lớp tập huấn và tham quan các mô hình, ban đầu bà Viêm vay vốn từ nguồn Ngân hàng chính sách xã hội huyện Phú Quý với số tiền 100 triệu và khoản tiền tích lũy từ gia đình, Bà mạnh dạn chuyển đổi mô hình nông nghiệp từ nghề truyền thống sang mô hình nông nghiệp công nghệ cao (trồng bắp và dưa hấu) khá hiệu quả, năng xuất tăng gấp nhiều lần. Hiện nay, gia đình bà Viêm trồng bắp, dưa hấu với tổng diện tích là 18.500 m2, tổng thu nhập bình quân mỗi năm trừ chi phí còn lại khoảng 500 – 600 triệu đồng. Từ mô hình trên đã giúp cho gia đình bà có được một cuộc sống ấm no hạnh phúc, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Bà Viêm (đứng thứ 2 từ trái qua) chụp hình cùng cán bộ xã, huyện bên vườn bắp
Ngoài ra, bản thân Bà rất có ý thức và động viên các thành viên trong gia đình tích cực hưởng ứng và tham gia đóng góp cho địa phương như xây dựng gia đình văn hóa, thôn văn hóa, đóng góp xây dựng quỹ đền ơn đáp nghĩa, quỹ vì người nghèo, …. tích cực tham gia công tác Hội và phong trào nông dân. Hằng năm, được Ban chỉ đạo bình xét danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi nhiều năm liên./.