TIN MỚI

Hiệu quả từ chương trình phối hợp giữa Hội Nông dân Bắc Bình với phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Bắc Bình

Để góp phần đẩy mạnh việc thực hiện hiệu quả các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện, Hội Nông dân huyện luôn quan tâm đến việc triển khai thực hiện hiệu quả các chính sách liên quan đến phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, đặc biệt là các chủ trương, chính sách liên quan đến chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chuyển giao, ứng dụng KHCN mới, từng bước tác động tích cực đến nhận thức, thái độ và hành vi đúng đắn của hội viên, nông dân đối với vấn đề KHCN mới hiện nay, nhằm tạo điều kiện giúp hội viên, nông dân tiếp cận và hưởng thụ các thông tin trên mọi lĩnh vực để việc đầu tư phát triển sản xuất được hiệu quả chất lượng. 

Hội Nông dân huyện đã chủ động, tích cực có kế hoạch phối hợp với các Trung tâm, trạm, phòng và các tổ chức liên quan đến nông nghiệp. nông dân, nông thôn để triển khai các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất – kinh doanh đã mang lại hiệu quả thiết thực cho hội viên nông dân. Điển hình là chương trình phối hợp với Phòng Kinh tế và Hạ tầng của huyện.

Năm 2015, Hội Nông dân huyện đã phối hợp với Phòng Kinh tế và Hạ tầng của huyện tổ chức tập huấn, hội thảo, xây dựng 02 mô hình và đăng ký xây dựng thương hiệu sản phẩm đặc sản bánh tráng cho cán bộ, hội viên nông dân trong huyện. Cụ thể như sau:

Về tổ chức tập huấn tập huấn, hội thảo. Đã phối hợp tổ chức tập huấn kỹ thuật sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên cây thanh long cho 60 hội viên nông dân là người trong thanh long trên địa bàn huyện. Qua lớp tập huấn, giúp nông dân cập nhật và hiểu thêm được kiến thức quy trình kỹ thuật sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc “4 đúng” là đúng lúc, đúng thuốc, đúng liều và đúng thời điểm để áp dụng cho cây thanh long; từ đó để người trồng thanh long thay đổi việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trên cây thanh long, thực hiện sản xuất thanh long theo hướng an toàn, chất lượng phục vụ nhu cầu trái cây sạch cho người tiêu dùng và trước tiên là bảo vệ sức khỏe cho những người trực tiếp chăm sóc thanh long góp phần từng bước thực hiện đạt mục tiêu nền sản xuất nông nghiệp của huyện phát triển theo hướng ổn định, bền vững.

Và lớp hội thảo về kỹ thuật trồng thâm canh cây chuối già lùn cấy mô cho 57 hội viên nông dân. Tại hội thảo hội viên nông dân tham dự ngoài việc được cung cấp kiến thức, giới thiệu giống chuối trồng theo phương pháp mới, một số hội viên nông dân còn được nhận cây giống vế áp dụng trồng thử nghiệm. Hy vọng nông dân Bắc Bình sẽ có thêm một sản phẩm chuối già lùn trồng theo phương pháp mới, chất lượng, hiệu quả kinh tế hơn các giống chuối đang trồng tại địa phương  

Về Triển khai xây dựng mô hình, đã phối hợp triển khai mô hình “sản xuất rau sạch xà lách luân canh với một số loại rau khác tại vùng đất đủ diều kiện sản xuất rau an toàn” tại thôn Bình Liêm, xã Phan Rí Thành; mô hình “sản xuất đậu phộng có sử dụng hệ thống tưới phun nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cây động phộng” tại vùng đất cát Khu Lê. Mỗi mô hình được triển khai cho 01 hộ trên diện tích 02 sào, trong đó 01 sào trồng đối ứng với tổng kinh phí 100 triệu đồng (người tham gia mô hình đầu tư 40 triệu và Nhà nước hỗ trợ 60 triệu từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học hàng năm). Qua một năm triển khai, mô hình “sản xuất rau sạch xà lách luân canh với một số loại rau khác tại vùng đất đủ diều kiện sản xuất rau an toàn”được nghiệm thu đã được Sở KHCN tỉnh và Hội đồng KHCN huyện tổ chức đánh giá, nghiệm thu, xếp loại  khá. Còn mô hình thứ 02 đến tháng 7/2016 mới tổ chức nghiệm thu.

Song song với việc phối hợp tổ chức tập huấn gắn với triển khai xây dựng  các mô hình, tạo điều kiện cho hội viên, nông dân được tiếp cận với thực tế ứng dụng kiến thức tập huấn về các cây, những giống mới hiệu quả; Hội Nông dân và phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện đặc biệt quan tâm đến việc tiếp tục hướng dẫn hội viên nông dân đăng ký xây dựng thương hiệu những sản phẩm sản xuất lợi thế để tăng chất lượng, giá trị hiệu quả và từng bước mở rộng, ổn định thị trường tiêu thụ bền vững trong và ngoài tỉnh. Chính vì thề, năm 2015 hai đơn vị đã tích cực trong việc xúc tiến đăng ký xây dựng thương hiệu bánh tráng Chợ Lầu cho 60 hộ chuyên làm nghề sản xuất bánh tráng tại thị trấn Chợ Lầu. Dự kiến trong quý II/2016 sẽ hoàn chỉnh hồ sơ gửi Cục Sở hữu trí tuệ để dược cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu độc quyền trong cả nước. Thương hiệu bánh tráng Chợ Lầu khi được cấp Giấy chứng nhận sẽ được người tiêu dùng trong cả nước biết đến và đây là sản phẩm thứ 02 của nông dân Bắc Bình có thương hiệu độc quyền và có chỉ dẫn địa lý. Việc các sản phẩm có chỉ dẫn đại lý sẽ góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, hướng đến mở rộng thị trường cả nước và trong khu vực, nhằm từng bước đẩy mạnh sản xuất, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống cho hội viên nông dân.

Việc giúp hội viên nông dân có cơ hội thực hiện các ý tưởng sáng tạo, cải tiến máy móc, công cụ phục vụ sản xuất góp phần nâng cao  hiệu quả giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích cũng là một hoạt động chính nằm trong chuỗi chương trình phối hợp. Và để triển khai thực hiện tốt hoạt động này, Hội Nông dân và phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện đã tăng cường tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên nông dân đăng ký các giải pháp, sáng kiến cải tiến máy móc, công cụ phục vụ sản xuất tham gia Hội thi sáng tạo kỹ thuật do Trung ương Hội và tỉnh phát động. Kết quả, tại Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Bình Thuận lần thứ IV (2014 – 2015) đã có 03/8 giải pháp tham gia dự thi đạt giải (01 giải ba về giải pháp: “Cải tiến lò chiết xuất tinh dầu sả” của tác giả Huỳnh văn Hưng ở xã Xuân Quang, TT Chợ Lầu và 02 giải khuyến khích, gồm giải pháp: “Cải tiến Péc tưới rau màu” của tác giả Nguyễn Còn ở thôn Bình Liêm, xã Phan Rí Thành và “Cải tiến máy làm đất cầm tay” của tác giả Nguyễn Văn Thủy ở thôn Lương Hòa, TT Lương Sơn)

Năm 2015, chương trình phối hợp hoạt động tuy chưa nhiều, song nội dung tập huấn, hội thảo và mô hình xây dựng triển khai được chọn lọc phù hợp định hướng của huyện và xuất phát từ nhu cầu, điều kiện của hội viên nông dân. Và thực tế kết quả đem lại có thể khẳng định, thông qua hoạt động phối hợp giữa Hội Nông dân với Phòng Hạ tầng – Kinh tế huyện đã có nhiều tiến bộ KHCN được hội viên nông dân áp dụng vào sản xuất và đời sống, bước đầu đã mang lại kết quả thiết thực, nhiều mô hình xây dựng hiệu quả được nhân rộng tại địa phương; chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày càng được nâng lên, nông dân trên địa bàn nhất là hội viên nông dân đã thật sự có nhiều chuyển biến về nhận thức trong trong việc ứng dụng tiến bộ KHCN mới mang lại hiệu quả cao trong sản xuất và đời sống; từ đó góp phần cho việc thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội hằng năm của huyện. 


Các tin khác

Lượt truy cập

835879