TIN MỚI

Hội Nông dân tỉnh thực hiện có hiệu quả Quy chế giám sát và phản biện xã hội.

         Sáng ngày 28/11, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết 10 năm thực hiện Quyết định số 217-QĐ/TW, ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị (khóa XI) về ban hành Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Hoài Anh chủ trì. Cùng dự tại điểm cầu của tỉnh có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh; đại diện lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh; các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh; các sở, ban, ngành liên quan.

Đồng chí Nguyễn Hoài Anh, Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy chủ trì phát biểu khai mạc hội nghị

           Năm 2015 là năm đầu Hội Nông dân tỉnh triển khai thực hiện Quyết định số 217 của Bộ Chính trị, căn cứ vào tình hình thực tiễn của tỉnh và điều kiện thực tế của Hội Nông dân. Hàng năm, Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh đăng ký nội dung giám sát và được Ban Thường vụ Tỉnh ủy phê duyệt; Hội Nông dân tỉnh xây dựng kế hoạch giám sát trên cơ sở nội dung đăng ký đã được duyệt mà hiện đang có nhiều hội viên nông dân bức xúc. Tính từ năm 2015 – 2023, Hội Nông dân tỉnh đã tổ chức giám sát 24 cuộc với 15 lược đơn vị. Hoạt động giám sát, phản biện xã hội là một việc làm thiết thực nhằm cụ thể hóa vai trò trách nhiệm của Hội Nông dân trong công tác giám sát, phản biện xã hội. Phát huy tốt tính dân chủ, quyền và trách nhiệm của tổ chức Hội nông dân trong việc tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền vững mạnh; nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; góp phần tăng mối quan hệ thiết thực giữa Đảng, nhà nước và Nhân dân. Trong quá trình thực hiện giám sát và phản biện xã hội, Hội Nông dân tỉnh được sự quan tâm định hướng, chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Mặt trận tổ quốc Việt nam tỉnh; việc thực hiện giám sát, phản biện xã hội của Hội Nông dân được sự đồng tình, ủng hộ tích cực của các ngành các đơn vị được giám sát.

Quang cảnh hội nghị tổng kết 10 năm Quyết định 217-QĐ/TW của Bộ Chính trị (khóa XI) về ban hành Quy chế giám sát và phản biện           xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội.

           Việc xác định đối tượng, nội dung, phương thức triển khai thực hiện, giám sát, phản biện xã hội trong những năm đầu còn lúng túng; trong quá trình giám sát, phản biện xã hội, một số đề xuất, kiến nghị của Hội Nông dân đến đơn vị được giám sát có lúc chưa được quan tâm xem xét, giải quyết đảm bảo yêu cầu đề ra; Vẫn còn hiện tượng nể nang, né tránh, ngại va chạm trong quá trình giám sát, phản biện xã hội; Trình độ năng lực giám sát, phản biện xã hội của các thành viên tham gia giám sát, phản biện xã hội có mặt còn hạn chế.

Đ/c Nguyễn Phú Hoàng, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh chủ trì giám sát Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh

          Từ những thuận lợi và hạn chế trong quá trình thực hiện giám sát, Hội Nông dân các cấp đã rút bà học kinh nghiệm đó là: Để thực hiện tốt công tác giám sát, phản biện xã hội cho thấy, cần có sự quan tâm, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, sự phối hợp tích cực, trách nhiệm của chính quyền địa phương, đơn vị được giám sát, phát huy tối đa vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân các cấp; phát huy vai trò chủ động, chủ trì của Hội Nông dân trong việc xây dựng kế hoạch giám sát, phản biện xã hội hàng năm, nhất là việc xác định, lựa chọn nội dung, phạm vi, hình thức giám sát, phản biện xã hội phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương, lựa chọn những vấn đề bức xúc có liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hội viên, nông dân và nhân dân để xây dựng kế hoạch triển khai công tác giám sát và phản biện xã hội; kết hợp chặt chẽ việc nắm bắt dư luận xã hội, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của hội viên và nhân dân với hoạt động giám sát, phản biện xã hội, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các quy định của Đảng, Nhà nước về giám sát, phản biện xã hội; trước khi tiến hành hoạt động giám sát, phản biện xã hội cần chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết về nội dung, tài liệu liên quan đến nội dung giám sát, phản biện xã hội; thường xuyên theo dõi, đôn đốc việc tiếp thu, trả lời các ý kiến, kiến nghị sau giám sát của các cơ quan, tổ chức, cá nhân được giám sát.

Đ/c Nguyễn phú Hoàng, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh (đứng) phát biểu tại hội nghị.

          Để nâng cao hiệu quả công tác giám sát và phản biện xã hội trong thời gian tới, Hội Nông dân tỉnh các cấp thực hiện một số giải pháp sau: Một là, Hội Nông dân các cấp trong tỉnh cần tiếp tục phối hợp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt về Quy chế giám sát và phản biện xã hội nhằm thống nhất về nhận thức đối với các cấp, các ngành trong tỉnh, có như vậy công tác giám sát và phản biện xã hội của Hội nông dân mới được phát huy. Hai là, thực hiện đúng quy trình giám sát theo quy chế, hướng dẫn của các cấp gắn với điều kiện cụ thể của địa phương. Hàng năm, cần chủ động lựa chọn những nội dung, vấn đề bức xúc mà xã hội đang quan tâm ở địa phương, nhất là những vấn đề có liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hội viên và Nhân dân, từ đó lên kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện. Ba là, cần bố trí, lựa chọn những cán bộ có chuyên môn sâu, năng lực nhìn nhận, phân tích, đánh giá vấn đề; có tư duy độc lập và năng lực tổng hợp, phản biện; có bản lĩnh chính trị vững vàng, tinh thần trách nhiệm đối với công việc; thường xuyên bồi dưỡng về kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay. Bốn là, kịp thời kiến nghị về những phát hiện trong quá trình giám sát đối với những việc làm chưa đúng với chính sách, pháp luật của các tổ chức, cá nhân và những chủ trương, chính sách chưa phù hợp để khắc phục sửa chữa và bổ sung hoàn chỉnh./.


Các tin khác

Lượt truy cập

833192