TIN MỚI

Hội Nông dân Bình Thuận với công tác dạy nghề giai đoạn 2010 - 2015

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành và toàn xã hội, nhằm nâng cao chất lượng nguồn lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn “Cả nước chung tay xây dựng nông thôn mới. Chính từ đó Chính phủ đã ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 26 của BCH TW Đảng lần thứ 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Và để cụ thể hóa Chương trình hành động, tháng 11/2009 Thủ tướng Chính phủ đẽ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” (gọi tắt là Đề án 1956). Đây là cơ sở pháp lý để các hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn phát triển nhằm nâng cao chất lượng nguồn lao động.

Đề án đào tạo nghề ngay từ những thời gian đầu triển khai đã nhận được sự đồng thuận cao của các tầng lớp nhân dân, nhất là lao động nông thôn do tính xã hội và nhân văn sâu sắc. Đến nay, thực tế sau 5 năm Đề án đi vào cuộc sống; các cấp, các địa phương đã có những hoạt động thiết thực, sáng tạo, tạo nhiều mô hình dạy nghề và hình thức dây nghề thích hợp; trong đó một số mô hình bước đầu triển khai đã mang lại hiệu quả thiết thực. Từ kết quả thí điểm một số mô hình đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở một số địa phương cho thấy trình độ, kiến thức tiếp thu, ứng dụng khoa học kỹ thuật, kỹ năng nghề của nông dân được nâng lên, năng suất lao động, chất lượng cây trồng, vật nuôi và thu nhập của người lao động từng bước nâng lên rõ rệt. Kết quả bước đầu này đã tạo động lực thu hút lao động nhàn rỗi trong nông nghiệp, nông dân, nông thôn tham gia các lớp học đào tạo nghề được tổ chức tại địa bàn dân cư.

          Ở Bình Thuận, phần lớn lao động nông nghiệp là lao động phổ thông, làm việc chủ yếu theo kinh nghiệm truyền thống, kết hợp một phần kiến thức khoa học, kỹ thuật theo phương pháp tự học là chính, mang tính chắp vá, tự phát hoặc qua chương trình khuyến nống ngư ngắn ngày. Lao động nông thôn nói chung, lao động nông nghiệp nói riêng chưa được đào tạo nghề vẫn khá phổ biến.

          Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân – Hội Nông dân tỉnh Bình Thuận được thành lập từ năm 2005 (Trước đây là Trung tâm Dịch vụ Hỗ trợ nông dân – Hội Nông dân tỉnh Bình Thuận), với bộ máy biên chế gồm 06 biên chế và 02 hợp đồng theo nghị định 68, tuy nhiên hiện nay là 07 (trong đó: 01 giám đốc, 01 Phó Giám đốc, 01 kế toán, 03 giáo viên cơ hữu và 01 bảo vệ). Cơ sở vật chất được trang bị khá đầy đủ với tổng kinh phí đầu tư xây dựng 40 tỷ đồng. Hiện nay, được Sở Lao động-Thương binh và Xã hội cấp phép đào tạo và cấp chứng chỉ 18 nghề; chủ yếu là nghề nông nghiệp và thuyền trưởng, máy trưởng tàu cá.

          Từ năm 2010 – 2014, Trung tâm tổ chức được 84 lớp dạy nghề và cấp chứng chỉ nghề cho 2.423 học viên theo Đề án 1956 của Chính phủ và 6 tháng đầu năm 2015 Trung tâm đã tổ chức khai giảng thêm được 6 lớp/208 học viên, dự kiến năm 2015 đạt khoảng 18 lớp/600 học viên. Trong đó chủ yếu gồm các nghề như: Trồng và chăm sóc thanh long theo quy trình VietGAP, trồng cây ăn quả, trồng rau an toàn, trồng lúa (trồng cây lương thực), chăn nuôi heo, chăn nuôi gia cầm (gà) và thuyền trưởng, máy trưởng…. Ngoài dạy nghề, Trung tâm còn tổ chức các cuộc hội thảo tiến bộ khoa học, kỹ thuật về sản xuất sạch, vệ sinh an toàn thực phẩm.

Công tác dạy nghề hàng năm đạt chỉ tiêu giao nhờ bên cạnh việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động để hội viên, nông dân thấy rõ mục đích, ý nghĩa, quyền lợi của việc học nghề; trung tâm luôn thực hiện đổi mới nâng cao chất lượng công tác dạy nghề, đa dạng hòa hình thức dạy nghề cho nông dân theo hướng “cầm tay chỉ việc”; thiết thực, bền vững và hiệu quả. Với thời gian học từ 2 – 3 tháng các học viên vừa được học lý thuyết kết hợp thực hành trên mô hình và thực tế tại các hộ trực tiếp sản xuất đã giúp các học viên nắm và hiểu rõ hơn nội dung bài giảng. Sau khi kết thúc khóa học, tuy mỗi học viên tự giải quyết việc làm tại chỗ (gia đình) nhưng nhìn chung năng suất, hiệu quả, chất lượng sản phẩm được tăng lên; chi phí đầu vào được giảm xuống và độ rủi ro nhất là trong chăn nuôi, trồng trọt do học viên đã áp dụng quy trình phòng ngừa dịch bệnh; kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng…  

          Có thể khẳng định: Hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn của Trung tâm trong những năm qua không chỉ huy động vai trò dạy nghề của Trung tâm mà còn huy động được “chất xám” của các trường Đại học, các nhà khoa học, huy động được sự tham gia giảng dạy của những kỹ sư chuyên ngành từ các sở, ngành, trung tâm, chi cục, các nghệ nhân trong các làng nghề, các nông dân SXKDG của tỉnh. Bên cạnh, việc tổ chức dạy nghề cho lao động nông thôn theo hướng linh hoạt về thời gian, địa điểm, đa dạng về phương thức tổ chức, thuận lợi về thủ tục, tổ chức lưu động tại các cơ sở đã tạo điều kiện cho nông dân theo học dễ dàng, có thời gian phụ giúp công việc gia đình nên có nhiều nông dân tham gia học, nhất là nghề trồng cây ăn quả, trồng rau an toàn, trồng và chăm sóc cây thanh long, các nghề chăn nuôi gia súc và gia cầm. Từ đó, giúp công tác đào tạo dạy nghề hàng năm của Trung tâm luôn đạt và vượt chỉ tiêu của Hội Nông dân cấp trên giao. 


Các tin khác

Lượt truy cập

835843