TIN MỚI

Hội Nông dân huyện Đức Linh định hướng, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tái cơ cấu ngành nông nghiệp trong hội viên, nông dân.

Trong những năm gần đây và 6 tháng đầu năm 2019, tình hình sản xuất nông nghiệp gặp nhiều bất lợi, thời tiết thay đổi bất thường, mưa ít, nắng hạn kéo dài, sâu bệnh trên cây trồng phát sinh, phát triển mạnh, dẫn đến thất thu đối với một số cây trồng như điều, dưa hấu và một số nông sản chủ lực sụt giảm mạnh; giá tiêu, bò, heo, gia cầm giảm; giá phân, thuốc, xăng dầu, điện tăng dẫn đến chi phí sản xuất tăng, chăn nuôi và đời sống nhân dân trong huyện gặp nhiều khó khăn.

Được sự quan tâm chỉ đạo của tỉnh, huyện, Hội Nông dân huyện cùng lãnh đạo các xã, thị trấn và toàn thể hội viên, nông dân đã triển khai thực hiện các biện pháp khắc phục kịp thời. Đến nay, tổng diện tích chuyển đổi 1.656 ha/ 1.810 ha, đạt 91,14 % kế hoạch của huyện đề ra, như chuyển đổi từ đất sản xuất lúa sang cây bắp, đậu phộng, đậu xanh, đậu đỏ, rau ăn lá, rau ăn quả, củ, và các cây trồng cạn khác; liên kết sản xuất nếp chất lượng cao với HTX Công Thành - Đức Linh bao tiêu sản phẩm với diện tích 630 ha, chủ yếu ở các xã, thị trấn Đức Tài, Đức Chính, Nam Chính, năng suất đạt 70 tạ/ha, giá ký hợp đồng trên 5.300 đ/kg; liên kết giữa hộ kinh doanh với hộ chăn nuôi vịt ở xã Nam Chính, Võ Xu, Vũ Hòa, Đức Chính, Đức Tài trên 60 ngàn con vịt; liên kết với công ty AVIGRO thực hiện mô hình trồng chuối tiêu cấy mô với diện tích hơn 2 ha. Công ty AVIGRO cung cấp toàn bộ từ cây giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, kể cả hệ thống tưới tự động, kỹ thuật trồng trọt và cam kết thu mua lại toàn bộ sản phẩm, với mỗi kg công ty trích lại cho nông dân là 1.300 đồng (tiền đất và công chăm sóc); đã thu hoạch lứa đầu tiên được khoảng trên 120 tấn, nông dân hưởng lãi hơn 100 triệu đồng/ha; phát triển mô hình trồng dâu nuôi tằm theo kỹ thuật và giống mới ở xã Sùng Nhơn, hiệu quả kinh tế được đánh giá cao gấp 3 lần so với trồng các loại cây màu truyền thống; tại xã Đức Tín, nhiều nông dân đang thực hiện mô hình nuôi dê nhốt chuồng mang lại hiệu quả kinh tế khá; các hộ nông dân đang liên kết với Hợp tác xã măng tây An Xuân (Ninh Thuận) chuẩn bị phát triển mô hình trồng măng tây bước đầu khoảng 2 ha tại xã Đông Hà...

Mô hình trồng Rau, củ từ Đất trồng tiêu bị chết tại xã Đông Hà

          Song song với chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, Hội Nông dân huyện còn tổ chức dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ nông dân về vốn và cung ứng thiết bị, vật tư nông nghiệp cho hội viên nông dân. Trong 6 tháng đầu năm 2019, giải ngân nguồn tỉnh 100 triệu chăm sóc cây tiêu cho đơn vị xã Trà Tân; giải ngân 100 triệu trồng dâu nuôi tằm cho xã Sùng Nhơn; giải ngân 100 triệu cho xã Mé Pu chăm sóc cây điều; giải ngân 120 triệu chăn nuôi bò sinh sản cho xã Nam Chính. Phối hợp với Ngân hàng Chính sách - Xã hội, dư nợ đến nay được 79,508 tỷ đồng, trên 61 tổ TKVV với 2.910 hộ vay. Đối với nguồn vốn NHNN&PTNT, dư nợ đến nay đạt 243,31 tỷ đồng với 63 tổ và 3.288 thành viên vay vốn.

          Bên cạnh đó, Hội Nông dân huyện phối hợp với Trung tâm hỗ trợ và dạy nghề Hội Nông dân tỉnh khảo sát lập hồ sơ dạy nghề cho hội viên nông dân xã Đông Hà, Trà Tân, Nam Chính. Phối hợp với Trung tâm dạy nghề huyện mở các lớp dạy nghề cắt may, cạo mủ cao su, trồng tiêu, chăn nuôi và giới thiệu việc làm cho nông dân.

         Với định hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tái cơ cấu ngành nông nghiệp để đưa chuỗi giá trị hàng hóa tăng, tạo lợi nhuận cho hội viên, nông dân trên đơn vị diện tích. Từ đó, Hội Nông dân huyện khuyến khích phát triển mô hình rồi nhân rộng ra toàn huyện. Trong đó, việc liên kết với doanh nghiệp, ổn định đầu ra cho nông dân là vấn đề then chốt./.

Văn Năm


Các tin khác

Lượt truy cập

860432