TIN MỚI

Kết quả 3 năm thực hiện Đề án số 24 của Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam về xây dựng chi, tổ Hội nghề nghiệp.

Thời gian qua, trong bối cảnh chung của cả nước tình hình chính trị- xã hội của địa phương cơ bản ổn định, những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội có bước phát triển. Trên lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã được Đảng, Nhà nước ban hành nhiều chủ trương, chính sách quan tâm, hỗ trợ nông nghiệp, nông dân, nông thôn như: đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, khuyến nông, khuyến công, cho vay vốn ưu đãi, chính sách kích cầu của Chính phủ, miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp,…đã tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội. Hội Nông dân từ tỉnh đến cơ sở được các cấp uỷ Đảng quan tâm lãnh, chỉ đạo; chính quyền các ban, ngành, đoàn thể tăng cường phối hợp để Hội Nông dân tham gia phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nông thôn và động viên đông đảo cán bộ, hội viên, nông dân quyết tâm thực hiện, dân chủ cơ sở được phát huy. Tình hình sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần của hội viên, nông dân ổn định, có khá hơn. Cán bộ, hội viên, nông dân trong tỉnh khắc phục khó khăn, ra sức phấn đấu thực hiện thắng lợi nhiệm vụ công tác Hội và các phong trào nông dân, góp phần tích cực phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, giảm nghèo, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi hội viên, nông dân trong tỉnh vẫn gặp nhiều khó khăn, thách thức nhất là biến động của kinh tế thế giới; trong nước, thiên tai dịch bệnh xảy ra liên tiếp, giá cả một số mặt hàng phục vụ cho sản xuất nông, ngư nghiệp tăng cao, giá nông sản thiếu ổn định đã ảnh hưởng trực tiếp sản xuất, đời sống của hội viên, nông dân nhiều nơi, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc… 

Song, dưới sự lãnh đạo của Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, sự quan tâm của cấp uỷ, chính quyền, các ngành, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể; Đảng đoàn, Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh tăng cường chỉ đạo hướng dẫn các cấp Hội tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ và tình hình thực tiễn tại địa phương, nhất là việc triển khai thực hiện Đề án số 24 của Ban Thường vụ Trung ương Hội, Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh chọn 03 huyện, thành phố Hàm Tân, huyện Đức Linh và thành phố Phan Thiết làm điểm để xây dựng 3 mô hình Chi hội nghề nghiệp, 3 mô hình Tổ hội nghề nghiệp.

 

Đến nay, các cấp Hội trong tỉnh đã nhân rộng được 18 tổ hội nghề nghiệp/402 hội viên, 15 chi hội nghề nghiệp/540 hội viên; hội viên, nông dân tại nhưng nơi xây dựng chi, tổ hội nghề nghiệp đoàn kết, đồng tình, thống nhất cao, duy trì sinh hoạt theo quy chế; đây là cơ sở để tập hợp, sinh hoạt, thu hút hội viên, nông dân vào tổ chức Hội nhiều hơn góp phần đẩy mạnh việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Hội, đã tạo điều kiện thuận lợi để người nông dân tiếp cận và áp dụng có hiệu quả những kỹ thuật mới vào sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi liên kết, hạn chế phần nào tình trạng sử dụng sản phẩm kém chất lượng, tư thương ép giá, ép cấp… góp phần giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân vùng nông thôn, tăng thu nhập hộ gia đình, góp phần ổn định cuộc sống. Qua đánh giá, một số mô hình đạt được những kết quả tốt, nhiều mô hình được đánh giá cao như: tổ hội trồng nho (huyện Tuy Phong), tổ hội trồng sen (huyện Bắc Bình), chi hội sản xuất lúa giống, trồng rau an toàn (huyện Hàm Thuận Bắc)… ngoài ra, thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HNDTW, ngày 29/11/2011 của Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam về đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động và hướng dẫn phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp, nông thôn, giai đoạn 2011 – 2020. Đến nay, Hội Nông dân các cấp trong tỉnh đã xây dựng được 233 mô hình trong đó có 27 HTX và 206 tổ hợp tác ở 89 xã/96 xã nông thôn. Qua đánh giá hiệu quả của 233 mô hình, có 167/233 mô hình hoạt động có hiệu quả (chiếm tỷ lệ 71,7%), điển hình như mô hình sản xuất lúa chất lượng cao theo chương trình “liên kết 4 nhà” HTX nông nghiệp dịch vụ xã Gia An, Tổ liên kết sản xuất chăn nuôi bò xã Gia Huynh, huyện Tánh Linh, mô hình nâng cao năng suất và chất lương cây mãng cầu xã Sông Bình, chăn nuôi bò sinh sản xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình; HTX thanh long Quốc Cường xã Thuận Quý, huyện Hàm Thuận Nam; HTX nuôi trồng nấm Phúc Thịnh xã Tiến Lợi, TP. Phan Thiết; HTX giống lúa nếp Công Thành xã Đức Chính, THT phát triển cây tiêu xã Đông Hà, huyện Đức Linh; Tổ liên kết sản xuất rau theo chuỗi an toàn thị trấn Phú Long, huyện Hàm Thuận Bắc... Hầu hết các mô hình tổ hợp tác, hợp tác xã đều được Hội Nông dân các cấp hỗ trợ các nguồn vốn vay để phát triển; nhiều mô hình hoạt động đem lại hiệu quả cao, đa số các thành viên tổ hợp tác đều tích cực tham gia, có tinh thần đoàn kết, chịu khó học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, mạnh dạn ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi.

Tuy nhiên, việc triển khai thực hện Đề án cũng còn nhiều khó khăn như: công tác tuyên truyền trong hệ thống tổ chức Hội chưa được thường xuyên, sâu rộng; chưa giúp đông đảo hội viên, nông dân nhận thức đầy đủ về mục đích, ý nghĩa, vai trò của chi, tổ hội nghề nghiệp, kinh tế tập thể, sản xuất nông nghiệp theo chuỗi liên kết; một số cơ sở Hội chưa phát huy vai trò, trách nhiệm trong tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ nông dân thành lập các chi, tổ hội nghề nghiệp. Một số nơi còn có tư tưởng trông chờ ỷ lại của cấp trên. Mô hình chi, tổ hội nghề nghiệp tuy đã được các cấp Hội triển khai, nhưng thực hiện gặp khó khăn trong việc thành lập; thành viên tham gia ít, nội dung sinh hoạt còn đơn điệu, qui mô sản xuất còn nhỏ lẻ, thiếu tập trung, phối hợp hỗ trợ tập huấn chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất chưa nhiều, thiếu vốn sản xuất, đôi lúc tìm đầu ra cho sản phẩm gặp khó khăn, bị thương lái ép giá, ép cấp...Việc quan tâm chỉ đạo cấp uỷ, phối hợp với chính quyền, sự hỗ trợ các ban, ngành, đoàn thể ở địa phương đôi lúc chưa đồng bộ, thiếu chặt chẽ; nên việc duy trì mô hình chi, tổ hội nghề nghiệp đôi lúc gặp khó khăn. 

Để tiếp tục phát huy những kết quả đạt được và khắc phục những hạn chế trên, trong thời gian tới các cấp Hội trong tỉnh cần quyết tâm thực hiện những nội dung sau

- Một là,  tiếp tục quán triệt mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của Đề án số 24-ĐA/HNDTW, ngày 23/6/2016 của Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và Kế hoạch số 146-KH/HNDT, ngày 17/8/2016 Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh V/v xây dựng Chi hội nghề nghiệp, tổ Hội nghề nghiệp đến các cấp Hội trong tỉnh.

- Hai là, đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền trong cán bộ, hội viên, nông dân Nghị quyết số 13-NQ/TW, ngày 18/3/2002 Hội nghị lần thứ 5, BCH Trung ương Đảng (khóa IX) và Chỉ thị số 38-CT/TU, ngày 27/6/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể; Chương trình liên tịch số 43-CTLT/HNDT-SNN, ngày 22/12/2015 giữa Hội Nông dân và Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn; Chương trình liên tịch số 61-CTPH/HNDT-LMHTX, ngày 20/3/2017 giữa Hội Nông dân và Liên minh hợp tác xã tỉnh. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động về vai trò, vị trí của kinh tế tập thể đối với sự phát triển của kinh tế hộ, kinh tế trang trại, gia trại của nông dân; tuyên truyền, phổ biến kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn, đặc biệt những chính sách hỗ trợ mới, những thành tựu khoa học công nghệ mới.

- Ba là, chú trọng đẩy mạnh hoạt động duy trì, nhân rộng, thành lập các chi, tổ Hội nghề nghiệp tại các địa phương làm cơ sở phát triển các mô hình kinh tế nông nghiệp-nông thôn; tranh thủ các nguồn lực để tập trung hỗ trợ, hướng dẫn củng cố, nhân rộng các mô hình chi/tổ hội nghề nghiệp, kinh tế tập thể hoạt động có hiệu quả; xây dựng mới các mô hình chi/tổ hội nghề nghiệp phù hợp với tình hình thực tế của địa phương; phấn đấu đến năm 2025, có 75% số xã có một mô hình chi/tổ hội nghề nghiệp hoặc mô hình kinh tế hợp tác (THT, HTX) có hiệu quả do Hội Nông dân tỉnh hướng dẫn tổ chức tạo điều kiện thuận lợi cho hội viên, nông dân sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. 

-Bốn là, phối hợp các ngành liên quan tổ chức tập huấn, chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất, bảo quản, chế biến, tiêu thụ nông sản, cải thiện đời sống nông dân, góp phần tích cực thực hiện thành công “Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới”.

                                                                                                Nguyễn Văn Long - Ban Xây dựng hội


Các tin khác

Lượt truy cập

859826