TIN MỚI

Thanh long Bình Thuận hướng đến sản xuất và tiêu thụ bền vững

Thanh long là cây trồng đặc có lợi thế cạnh tranh trong 9 loại trái cây ở nước ta mà Bộ Nông nghiệp và PTNT đã xác định. Hiện nay, cây thanh long đã có vị thế vững chắc thên thị trường cây ăn trái của cả nước; trong đó Bình Thuận có diện tích sản xuất thanh long lớn nhất so với cả nước, với sản lượng vượt trội. Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh, Bình Thuận hiện có diện thanh long dẫn đầu cả nước với hơn 25.000ha, sản lượng hàng năm trên 500.000 tấn (chiếm 80% cả nước). Toàn tỉnh có hơn 8.000 ha thanh long được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP (sản xuất nông nghiệp tốt tiêu chuẩn Việt Nam) và 222 ha được sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP (sản xuất nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn toàn cầu); hơn 250 doanh nghiệp lớn nhỏ đăng ký hành nghề thu mua thanh long.

Hội thảo sản xuất và tiêu thụ thanh long bền vững

 

          Trong những năm qua, sản xuất thanh long có những bước phát triển khá toàn diện góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế của tỉnh, đã góp phần to lớn trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp, cây thanh long đã trở thành cây “làm giàu”, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người trồng thanh long, tạo việc làm cho hàng vạn hộ nông dân sản xuất, cho nhiều doanh nghiệp, cơ sở sơ chế, đóng gói, kinh doanh thanh long trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, là sản phẩm quan trọng góp phần nâng cao nguồn thu cho ngân sách địa phương và làm thay đổi bộ mặt nông thôn…

       Thanh long được coi là một cây hàng hóa, được tỉnh ưu tiên phát triển. Song, tiêu thụ trên thị trường ở dạng tươi; trong đó thị trường nội địa chỉ tiêu thụ khoảng 15-20% sản lượng; còn lại 80-85% sản lượng thanh long phục vụ xuất khẩu. Hiện nay thanh long được xuất khẩu trên 40 quốc gia vùng lãnh thổ trên thế giới bao gồm Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ; trong đó thị trường truyền thống như Trung Quốc chiếm 70%. Tuy nhiên, thị trường tiêu thụ thanh long còn bấp bênh, chưa bền vững và chủ yếu lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc cả về xuất khẩu chính ngạch lẫn buôn bán biên mậu nên gặp nhiều rủi ro, nhất là mỗi khi thị trường này có biến động, giảm nhập hàng là thanh long bị tồn đọng. Trong thực tế sản xuất còn tồn tại nhiều hạn chế khuyết điểm cần nghiên cứu khắc phục nhằm đi theo hướng nâng cao chất lượng và tính cạnh tranh chủ yếu phục vụ xuất khẩu, chưa quan tâm thị trường tiêu thụ trong nước. Chính vì vậy, để cho cây thanh long Bình Thuận sản xuất và tiêu thụ theo hướng bền vững, vừa có thị trường, vừa có hiệu quả và tăng được giá trị, gia tăng xuất khẩu, gắn kết giữa sản xuất với bảo quản và thị trường xuất khẩu, phát triển thanh long theo chuỗi giá trị. Trong cuộc hội thảo mới đây bàn về các giải pháp sản xuất và tiêu thụ thanh long theo hướng bền vững do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Bình Thuận tổ chức tại thành phố Phan Thiết. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Thanh Cảnh đánh giá cao vai trò của Hiệp hội Thanh long đối với việc sản xuất thanh long bền vững. Đồng chí cho rằng: Tình hình sản xuất và tiêu thụ thanh long trên địa bàn tỉnh thời gian qua đã có bước chuyển biến lớn, kể cả chất lượng và số lượng. Tuy nhiên, để đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu tìm kiếm thị trường tiêu thụ trái thanh long trong và ngoài nước đạt hiệu quả, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã nhấn mạnh một số việc trọng tâm như: Đẩy mạnh công tác quảng bá, giới thiệu mặt hàng này trên thị trướng thế giới và khu vực; nghiên cứu gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất – thu mua – sơ chế, chế biến, bảo quản và tiêu thụ; chuyển giao khoa học công nghệ vào khâu sản xuất, chế biến; đẩy mạnh công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm…

          Phát biểu tại hội thảo, ông Phan Tấn Khế, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Bình Thuận cho rằng: Thực tế sản xuất và tiêu thụ thanh long Bình Thuận đang có nhiều vấn đề nhà quản lý, nhà khoa học, doanh nghiệp và nông dân cần quan tâm, đặc biệt vào năm 2016, khi thực hiện thương mại hóa toàn cầu, trong đó có trái thanh long. Hiện nay, con số sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP vẫn còn quá “khiêm tốn” so với tổng diện tích thanh long của cả tỉnh. Bên cạnh đó, khâu thu mua, đóng gói để xuất khẩu, nhiều doanh nghiệp chưa thực hiện theo tiêu chuẩn, khiến sản phẩm kém sức cạnh tranh, không đáp ứng được yêu cầu của thị trường tiệu thụ. Nhiều nông dân còn sử lạm dụng chất kích thích, thuốc bảo vệ thực vật, ảnh hưởng đến chất lượng của trái thanh long…

          Bên cạnh đó, sự liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị thanh long xuất khẩu chưa chặt chẽ như: Sự gắn kết giữa công ty xuất khẩu và người sản xuất còn rất yếu, các công ty xuất khẩu chưa xây dựng đucợ vùng nguyên liệu mà chủ yếu thu mua thanh long qua trung gian. Công nghệ bảo quản sau thu hoạch và chế biến còn chậm phát triển. vấn đề thu hái, phân loại, đóng gói, bao bì và bảo quản thanh long chủ yếu là thực hiện bằng biện pháp thủ công, tỷ lệ hư hỏng do dập nát và thối của thanh long cao.

          Tại hội thảo, đa số những người trồng thanh long đều cho rằng, nguyên nhân chính dẫn đến thanh long chậm áp dụng theo tiêu chuẩn VietGAP là do các doanh nghiệp thu mua. Hiện nay, 80% thanh long Bình Thuận xuất khẩu sang Trung Quốc và thị trường này không đòi hỏi thanh long sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Từ đó, các doanh ngiệp thu mua không đặt tiêu chí sản phẩm theo tiêu chuẩn VietGAP và thu mua bằng giá với sản phẩm thông thường. Đây được xem là mối nguy hại cho thanh long Bình Thuận.

          Ông Nguyễn Tiến Phong, một nông dân trồng thanh long tại huyện Hàm Thuận Nam chia sẻ: Chính sự lẫn lộn giữa sản phẩm VietGAP và không VietGAP đã có tác động rất lớn đến tâm lý người sản xuất thanh long theo chương trình tiêu chuẩn VietGAP. Và cũng chính điều này đã làm cho những người trồng không muốn đăng ký tham gia chương trình và quay lưng lại với chương trình. Hầu hết nông dân đang sản xuất theo VietGAP đều đặt vấn đề sản xuất theo VietGAP nhưng ai sẽ thu mua sản phẩm này. Đây là câu hỏi và là yêu cầu hết sức chính đáng của người trồng thanh long Bình Thuận hiện nay.

          Theo bà Đào Thị Kim Dung, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu phát triển cây thanh long Bình Thuận cho biết: Sản xuất thanh long sạch là sự sống còn của nông dân. Theo đó, thời gian qua, Trung tâm đã phối hợp với các địa phương vận động, tổ chức tập hợp, xây dựng, hướng dẫn quy chế và tổ chức hoạt động các tổ, nhóm nông dân liên kết sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP. Đến nay, đã có gần 200 tổ hợp tác và hơn 4.600 hộ sản xuất thanh long trong toàn tỉnh với tổng số diện tích gần 5.000 ha được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP, trong đó có hơn 30 tổ được tái cấp chứng chỉ. Bên cạnh đó, tỉnh cũng đã có nhiều văn bản, chỉ thị nghiêm cấm lạm dụng chất kích thích, thuốc tăng trưởng, các hóa chất không được sử dụng trên quả thanh long. Đồng thời chỉ đạo các ngành chức năng tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất, hướng dẫn quy trình sản xuất thanh long sạch, hướng người dân đến mô hình sản xuất thanh long an toàn. Tuy nhiên, diện tích thanh long được chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP vẫn còn khiêm tốn. Do người trồng thanh long VietGAP chưa hưởng được những chính sách ưu đãi đối với giá cả. Giá cả còn tùy thuộc rất nhiều vào thị trường.

          Trước thực tế này, ông Nguyễn Duy Lượng, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam cho rằng: Thanh long Việt Nam đã xuất khẩu tới 40 quốc gia và vùng lãnh thổ. Ngoài một số thị trường truyền thống như Thái Lan, Indonesia, Hà Lan, Trung Quốc…thanh long đang từng bước xâm nhập vào thị trường mới là Ấn Độ, Nhật.. và một số thị trường khó tính như Mỹ, Úc…Tuy nhiên, diện tích thanh long tăng nhanh khiến việc tìm kiếm thị trường xuất khẩu gặp khó khăn. Trước mắt, phải chú trọng thị trường nội địa, đặc biệt là đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Bên cạnh đó, công tác quảng bá, giới thiệu mặt hàng này trên thị trường thế giới và khu vực đucợ đẩy mạnh; nghiên cứu gắn kết chặt chẽ sản xuất – thu mua – sơ chế, chế biến, bảo quản và tiêu thụ; chuyển giao khoa học công nghệ vào khâu sản xuất, chế biến; đẩy mạnh công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.


Các tin khác

Lượt truy cập

861364