Tuy nhiên, những đóng góp của Hội, giai cấp nông dân trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới chưa tương xứng với tiềm năng thế mạnh. Một số phong trào chưa đều; số hộ nông dân khá, giàu chưa nhiều; xóa đói, giảm nghèo chưa bền vững; tham gia xây dựng nông thôn mới chưa rõ nét, nông dân chưa hiểu mình là chủ thể, là người hưởng lợi, nhân rộng các điển hình chậm. Vận động xây dựng Quỹ hỗ trợ nông dân trong các cấp Hội còn thấp. Công tác phối hợp tạo vốn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, dạy nghề cho nông dân chưa đáp ứng kịp với nhu cầu thực tế việc làm và thu nhập của nông dân. Vai trò của Hội chưa tham gia chính sách kinh tế - xã hội của địa phương. Nội dung phương thức của Hội có nơi còn chậm đổi mới, thiếu tính linh hoạt, sáng tạo, có nơi còn mang tính hành chính. Có nơi chưa tập hợp nông dân, tổ chức nông dân tham gia có hiệu quả các chương trình phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn. Công tác tư tưởng chưa theo kịp với yêu cầu đổi mới, chưa phản ảnh đề xuất kiến nghị kịp thời với Đảng và chính quyền những vấn đề từ cuộc sống đặt ra của hội viên, nông dân. Tổ chức Hội các cấp tuy có được củng cố, nhưng chưa đủ mạnh nhất là cơ sở nhiều nơi còn lúng túng về đổi mới tổ chức, nội dung hoạt động vẫn chưa khắc phục được tình trạng “hội viên đông nhưng không mạnh” và một số ít cán bộ cơ sở Hội thiếu nhiệt tình, buôn lơi công tác Hội. Phong trào hành động cách mạng của quần chúng chuyển biến chưa thật sôi nổi và thiếu thường xuyên; tệ tham nhũng, mất dân chủ của nông dân có nơi, có lúc còn vi phạm. Nhưng tổ chức Hội chưa làm tốt chức năng tham gia quản lý, kiểm tra, giám sát.
Trong thời gian đến các cấp Hội tập trung phấn đấu xây dựng xây dưng tổ chức và nội dung hoạt động của Hội có một bước chuyển biến cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và đời sống của nông dân. Nhất là ở cơ sở, đổi mới cho được hình thức, sinh hoạt, hành động của hội viên, tập hợp đông đảo nông dân vào Hội, làm tốt chức năng nhiệm vụ của mình, xứng đáng là chỗ dựa của Đảng và chính quyền.
Tích cực soát xét phân loại chất lượng tổ chức và chất lượng hội viên để có kế hoạch chấn chỉnh, đổi mới. Trước hết phải tiến hành khảo sát nắm chắc thực trạng số lượng, chất lượng toàn bộ tổ chức cơ sở và hội viên. Những nơi yếu mặt nào thì tiến hành củng cố mặt đó, nhưng trước hết là tập trung củng cố đơn vị yếu nhiều mặt theo hướng củng cố tổ chức phải gắn với cải tiến nội dung sinh hoạt, thúc đẩy các phong trào hành động cách mạng của cán bộ, hội viên phấn đấu tổ chức cơ sở Hội vững mạnh bảo đảm chế độ sinh hoạt Ban Chấp hành, quản lý điều hành các chi, tổ Hội với nội dung thiết thực, thu hội phí và xây dựng Quỹ Hội.
Tích cực kiện toàn củng cố và đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Ban Chấp hành, từng bước ổn định cán bộ chủ chốt, thay đổi những cán bộ sa sút phẩm chất, kém năng lực, thiếu nhiệt tình, không được quần chúng tín nhiệm, Ban Chấp hành các cấp phải nắm vững những nhiệm vụ trọng tâm, những vấn đề bức xúc của nông dân, tham mưu đề xuất vơi cấp ủy đảng, chính quyền, phối hợp với các ngành, cùng với nông dân từng bước tháo gỡ khó khăn trong sản xuất và đời sống. Khắc phục phong cách, lề lối làm việc sự vụ, quan liêu hành chính, không sát thực tế, sát cơ sở và quần chúng; đồng thời điều chỉnh sắp xếp quy mô chi Hội thích hợp theo tổ chức nghề nghiệp, hợp tác xã, địa bàn dân cư để chi Hội thực sự là đơn vị hành động, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ, hợp tác trong sản xuất và đời sống, chăm lo xây dựng tổ chức Hội; các tổ Hội phụ thuộc vào chi Hội và nghề nghiệp của nông dân; tích cực phát triển tổ chức và phát triển hội viên mới; hướng chung là phát triển tập hợp hội viên nông dân vào chi Hội những người cùng nghề nghiệp cơ bản, ổn định là chính như làm ruộng, trồng thanh long và cây công nghiệp, đánh bắt, nuôi trồng, chế biến thủy sản nên hình thức tổ chức phong phú và đa dạng nhưng quy mô nhiều cũng không quá 30 hội viên.
Đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt cơ sở Hội phù hợp đặt điểm từng vùng, từng địa phương. Nội dung sinh hoạt phải thiết thực, ngắn gọn chú ý phát huy tinh thần đoàn kết, tương thân, tương trợ, hữu ái giai cấp, sát với nhu cầu sản xuất đời sống, tâm tư nguyện vọng của nông dân. Hoạt động của Hội ở cơ sở phải có nội dung mang lại lợi ích thiết thực, có sức thu hút ngày càng đông nông dân vào hội. Sinh hoạt Hội thường xuyên chặt chẽ, có nền nếp. Nội dung sinh hoạt luôn luôn được cải tiến, phong phú mở rộng dân chủ, tăng cường đối thoại trước những vấn đề bức xúc, nổi cộm trong sản xuất và đời sống; nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và yêu cầu chính đáng của hội viên, nông dân. Tiến hành hòa giải những mâu thuẫn trong nội bộ, đoàn kết hợp tác giúp nhau phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.
Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá phong trào hoạt động của Hội từng cấp, cấp trên kiểm tra hoạt động cấp dưới và tổ chức kiểm tra chéo. Kịp thời biểu dương khen thưởng những đơn vị và cá nhân có thành tích; phê bình, xử lý đơn vị cá nhân không chấp hành các chủ trương chính sách của Đảng, nhà nước và nhiệm vụ của Hội.
Trong quá trình hoạt động công tác xây dựng Hội và phong trào nông dân, các cấp Hội phải thường xuyên bám chặt sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng và chủ động đề xuất được những vấn đề cần giải quyết. đồng thời chủ động xây dựng được kế hoạch, chương trình công tác của từng thời gian; tập trung sức giải quyết các mặt công tác cấp bách, chủ yếu không chạy theo công tác món, buôn lơi công tác Hội.
Muốn củng cố tổ chức, tập hợp quần chúng có hiệu quả, phải chú ý giải quyết lợi ích, tâm tư nguyện vọng của hội viên. Những tổ chức Hội có phong trào khá, không chỉ đơn thuần về công tác sắp xếp, củng cố tổ chức mà phải biết đẩy mạnh hoạt động vì đẩy mạnh hoạt động, mới sinh ra chất lượng, đồng thời gắn với công tác xây dựng tài chính và Quỹ hỗ trợ nông dân, giải quyết một số chế độ phụ cấp, thù lao cho cán bộ.
Việc soát xét chấn chỉnh tổ chức cơ sở Hội và hội viên phải tiến hành thường xuyên, nhưng trước hết là xây dựng cho được đội ngũ nòng cốt và cốt cán chính trị mạnh, các chi, tổ Hội phải có quy mô thích hợp để đủ sức quản lý, sinh hoạt.
Coi trọng sự phối hợp, công tác với các ngành và Mặt trận, đoàn thể liên quan trong quá trình triển khai nhiệm vụ có tính chất tập trung, liên quan nhiều mặt, nhằm tạo sức mạnh tổng hợp./.
Võ Văn Tính
Hội Nông dân tỉnh