TIN MỚI

Dự án cạnh tranh nông nghiệp đồng hành cùng nhà vườn thanh long Bình Thuận

  • /
  • 12.2.2014 - 14:43

Theo ý kiến đa số các nhà vườn trồng thanh long tại 2 huyện Hàm Thuận Nam và Hàm Thuận Bắc cho biết: sau khi được tham gia vào dự án Cạnh tranh nông nghiệp(ACP) và được ứng dụng hoạt chất sinh học tiên tiến chitosan, cây thanh long phát triển khỏe mạnh, trái thanh long to, bóng, tai dày và có màu đỏ đặc trưng.

Vườn Thanh long áp dụng phân bón sinh học SIAM F1 của hộ ông Nguyễn Thanh Vân

Cây thanh long được người dân Bình Thuận phát hiện từ nhiều năm trước và được đưa vào đầu tư, khai thác từ những năm đầu thập niên 90 nhưng khoảng chục năm nay, loại cây này mới phát triển nhanh chóng. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Bình Thuận khoảng trên 20.186 ha; sản lượng ước đạt trên 371.000 tấn; giá trị sản xuất thanh long đạt trên 4.250 tỷ đồng, chiếm 33,3% giá trị ngành trồng trọt của tỉnh.Bộ NN-PTNT đã xác định đây là cây trồng có lợi thế cạnh tranh nhất trong 11 loại trái cây ở nước ta và cấp chỉ dẫn địa lý thanh long Bình Thuận. Nhiều năm nay, thanh long là cây trồng giúp hàng chục nghìn hộ nông dân ở Bình Thuận tăng thêm thu nhập và làm giàu, góp phần làm khởi sắc nhiều vùng nông thôn trong tỉnh.

Song từ nhiều năm qua, người trồng thanh long đã và đang có nhiều khó khăn trong việc lựa chọn phân bón, hoạt chất sinh học nào để đảm bảo chất lượng an toàn sinh học, giữ vững uy tín thương hiệu Thanh long Bình Thuận trên thị trường trong và ngoài nước.  Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của các nhà vườn thanh long, dự án Cạnh tranh nông nghiệp (ACP) do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận đã đưa hoạt chất sinh học tiên tiến CHITOSAN (Từ Thái Lan), ứng dụng vào quy trình sản xuất thanh long. Đây là sản phẩm do Công ty Cổ phần Nông nghiệp Sinh thái SIAM (Viết tắt là SEF, Thái Lan) và đồng thời là đơn vị tham gia trong quá trình triển khai thực hiện dự án. Ngay sau khi được các kỹ sư chuyên ngành của Dự án tuyên truyền, tư vấn, hướng dẫn làm mô hình trình diễn đã nhận được sự đồng tình ủng hộ từ những hộ trồng thanh long.

Đến nay, qua 3 năm triển khai các hộ trong dự án đã tham gia áp dụng trên 600 ha. Các mô hình triển khai tại 2 huyện Hàm Thuận Nam Và Hàm Thuận Bắc, sau khi đưa ứng dụng hoạt chất sinh học CHITOSAN vào quy trình sản xuất thanh long đã cho biết: hoạt chất đã phát huy tốt tác dụng, cho cây thanh long phát triển vững mạnh, tạo cho trài thanh long tai dày, to, bóng và có màu đỏ hồng đặc trung, từ đó luôn giá trị cao hơn khi cắt bán. Cụ thể: tỷ lệ sản lượng quả đạt tiêu chuẩn xuất khẩu của mô hình tăng 18,5% so với đối chứng từ 35,45 tấn/ha lên 42,0 tấn/ha; thu nhậ của mô hình tăng 21,5% so với đối chứng từ 394,8 triệu/ha lên 479,8 triệu/ha. 

Trong thời gian ngắn sau khi dự án ACP, những hộ bên ngoài dự án đã tự nhân rộng áp dụng hoạt chất lên đến hơn 2.000ha thanh long và cả các cây trồng khác như cao su, cây hồ tiêu, cây lúa, hoa màu khác…Trong đó không ít nhà vườn có diện tích lơn hơn 4.000 trụ. Từ đó cho thấy hiệu quả mô hình canh tác mới luôn được bà con nông dân tiếp thu và áp dụng nhanh chóng, Không chỉ dừng lại ở việc ứng dụng hoạt chất sinh học CHITOSAN trên cành, trái thanh long triển khai trong dự án, bà con nông dân đã tìm thêm và đưa vào áp dụng loại phân hữu cơ sinh học bón gốc SIAM F1 có chứa CHITOSAN (dạng viên) để bón gốc thanh long thay cho phân bò để hoàn chỉnh toàn bộ quy trinh áp dụng.

Theo ý kiến các kỹ sư chuyên môn của Công ty CP Nông nghiệp Sinh thái SIAM – đơn vị cung cấp hoạt chất sinh học CHITOSAN cho dự án ACP: Qua đo lường và hoạt động thực tế trên diện rộng đã cho kết quả thực tế tại các nhà vườn thanh long trước khi tham gia dự án với những điểm chính sau:

Thứ nhất, hầu hết các nhà vườn đều sử dụng quá liều lượng thuốc BVTV hóa học gây tồn dư trên trái và phân hóa học do thiếu phân bò, phân bò chưa hoai mục, pha tạp, kém chất lượng.

Thứ hai, hầu hết đất canh tác thanh long đã và đang bị thoái hóa nhanh do làm dụng phân hóa học, thiếu phân hữu cơ, đất chua (PH <5) đến rất chua (PH <3) khiến cây khó hấp thu dinh dưỡng, kém phát triển.

Từ đó khuyến nghị cho bà con nông dân cần tự nhận biết được thực trạng vườn của mình và hướng giải pháp sinh học nhằm khắc phục tình trạng trên, nâng cao giá trị thanh long, gồm 03 giải pháp sau:

Một là, Phân bón sinh học SIAM F1 (dạng viên, bón gốc): Dùng thay thế hoàn toàn phân bò, phân chuồng. Có tác dụng cải tạo đất đồng thời giữ vững sức cây khi nuôi trái thông qua việc phát triển mạnh bộ rễ, đặc biệt là rễ tơ và cung cấp dưỡng chất hữu cơ từ phân trùn quế. Mô hình được áp dụng hiệu quả tại nhà vườn hộ ông Nguyễn Thanh Vân – thôn Dân Thuận, xã Hàm Thạnh – Hàm Thuận Nam.

Hai là,  hoạt chất sinh học CHITOSAN Lợi Nông F2 (dạng nước, phun cành và trái): Dùng thay thế 50% các loại thuốc kích thích hóa học. Có tác dụng tạo cho dây (cành) khỏe mạnh, tạo cho trái thanh long tai dày, to, bóng và có màu đỏ hồng quân đặc trưng. Mô hình được áp dụng hiệu quả tại nhà vườn hộ ông Trương Thành Dương – KP Nam Tân, TT Thuận Nam – Hàm Thuận Nam.

Ba là, hoạt chất sinh học CHITOSAN Lợi Nông F3 (dạng nước, phun phủ cành và trái): Có tác dụng ngăn chặn các loại nấm thông thường và hỗ trợ điều trị hiệu quả trong các trường hợp nấm bệnh nặng đến rất nặng. Điển hình vườn của hộ ông Huỳnh Phú Quốc (tên thường gọi là Thịnh) – thôn Hội Nhơn xã Hàm Chính – Hàm Thuận Bắc, bệnh nấm trắng tàn phá gần như phải hủy bỏ, sau khi được hướng dẫn áp dụng CHITOSAN F3 trong đặc trị, kết quả điều trị thành công, vườn thanh long đã phục hồi.

Từ thực tế áp dụng đã thu được kết quả như mong đợi của các nhà vườn trồng thanh long, chứng minh cho hiệu quả của hướng đi sinh học tiên tiến hiện nay đã đáp ứng được yêu cầu trong sản xuất nông sản sạch với phương pháp canh tác lâu bền. Như vậy, có thể khẳng định dự án ACP đã khởi đầu đầu cho hướng đi sâu vào áp dụng công nghệ sinh học trong canh tác thanh long, tiến đến canh tác thanh long sạch và bền vững, đáp ứng thực trạng xuất khẩu thanh long đang ngày càng nâng cao tiêu chuẩn an toàn.

 
                                                          Phạm Thị Thanh Yến

                                                                        Hội Nông dân tỉnh


  • |
  • 1139
  • |

Các tin khác

Lượt truy cập

836352