TIN MỚI

Hội Nông dân tỉnh sau 12 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 59-CT/TW ngày 15/12/2000 của Bộ Chính trị

  • /
  • 3.5.2013 - 10:47

Thực hiện Chỉ thị số 59-CT/TW, ngày 15/12/2000 của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của Hội Nông dân Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn”. Sau 12 năm triển khai thực hiện, Hội Nông dân tỉnh Bình Thuận đã từng bước khẳng định được vai trò trung tâm, nòng cốt trong phong trào nông dân và công cuộc xây dựng nông thôn mới.

            Hội Nông dân tỉnh đã phối hợp tham mưu Tỉnh ủy nhiều văn bản để triển khai tổ chức thực hiện, nhằm nâng cao nhận thức sâu sắc hơn về vị trí, vai trò của tổ chức Hội Nông dân Việt Nam trong sự nghiệp CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn; gắn với việc thực hiện Nghị quyết T.Ư 7 (khoá X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Xác định đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của các cấp Hội là nhiệm vụ trọng tâm của tổ chức Hội, nên Hội luôn quan tâm tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, định hướng đối với hoạt động của Hội Nông dân vững mạnh. Từ đó, các cấp Hội làm tốt chức năng tham mưu giúp cấp uỷ Đảng về công tác lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị; từng bước đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Hội, đẩy mạnh các phong trào thi đua, tạo nhiều điều kiện để nông dân phát huy năng lực, tính năng động, sáng tạo, đoàn kết, phát triển sản xuất, đẩy nhanh ứng dụng tiến bộ KH-KT, dạy nghề… Vì vậy, sản xuất nông nghiệp trong những năm qua luôn ổn định và phát triển toàn diện, đời sống vật chất, tinh thần của nông dân, nông thôn đã được cải thiện đáng kể.
Dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự quan tâm tạo điều kiện của các cấp chính quyền địa phương, công tác phối hợp với mặt trận, đoàn thể, các ngành, các lực lượng vũ trang và sự nỗ lực lớn của các cấp Hội Nông dân, công tác xây dựng Hội và phong trào nông dân không ngừng củng cố và phát triển. Đến nay, hệ thống tổ chức Hội đã được thành lập trên các địa bàn dân cư có nông dân, thu hút 147.129 hội viên, chiếm 94% so tổng số hộ nông dân. Toàn tỉnh đã có 3.498 tổ hội; 721 chi hội theo thôn, khu phố, theo nghề nghiệp và theo hợp tác xã. Được sự lãnh chỉ đạo của các cấp ủy, Đại hội Hội Nông dân 2 cấp (xã, huyện) nhiệm kỳ 2012 -2017, Ban Chấp hành Hội được cơ cấu hợp lý, trình độ chính trị, văn hoá, chuyên môn nghiệp vụ, uy tín và trách nhiệm được nâng lên, số cán bộ chủ chốt đạt chuẩn, trẻ hóa, ưu tiên cán bộ nữ, năng lực họat động thực tiễn, phát huy tác dụng tốt. Chủ tịch, Phó chủ tịch cấp cơ sở tuổi đời dưới 45 tuổi có 184/252 người, 135 đảng viên, 24 đảng uỷ viên. Phần lớn đều tốt nghiệp PTTH, 27 người có trình độ đại học, 07 cao đẳng và trung cấp 119 người. Cấp huyện tuổi đời bình quân 39; 196 đảng viên; 103 người có trình độ đại học (chiếm tỉ lệ 43,64%), cao đẳng là 7 người (chiếm tỉ lệ 2,97%), trung cấp là 78 người (chiếm tỉ lệ 33,05%) sơ cấp 21 người (chiếm tỉ lệ 8,9%) chưa qua đào tạo 27 người (chiếm tỉ lệ 11,44%).
Hội Nông dân tỉnh trình độ đào tạo nâng lên, 06 đồng chí học cử nhân, cao cấp chính trị; 08 đồng chí trung cấp chính trị; 17 đ/c có trình độ chuyên môn đại học; 02 đ/c đang học đại học chuyên môn, dự kiến nhân sự Ban Chấp hành nhiệm kỳ 2013-2018, tuổi đời bình quân 47. Bên cạnh đó, các cấp Hội thực hiện sự chỉ đạo của cấp uỷ Đảng cùng cấp đã tiến hành quy hoạch đội ngũ cán bộ đảm bảo có tính kế thừa phát triển, có năng lực, tâm huyết với công tác Hội và phong trào nông dân; coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới.
Trong 12 năm qua, các phong trào thi đua trong nông dân phát huy, nhất là phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xoá đói, giảm nghèo và làm giàu chính đáng, tiếp tục được phát huy, nhân rộng, đặc biệt những năm gần đây phong trào thi đua “Chung sức, chung lòng xây dựng nông thôn mới” được đông đảo cán bộ, hội viên, nông dân tham gia, tạo nhiều biến đổi ở nông thôn. Một trong những nội dung đổi mới nội dung phương thức hoạt động của Hội là chăm lo thiết thực đến sản xuất và đời sống của nông dân. Hội chủ động ký kết liên tịch với 15 sở, ngành phối hợp thực hiện một số chủ trương, dự án phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng; tích cực tham gia khai thác, huy động mọi nguồn lực để hướng dẫn, tư vấn, hỗ trợ, dạy nghề cho nông dân như: phối hợp các Ngân hàng hỗ trợ vốn cho nông dân phát triển sản xuất.           Năm 2012, dư nợ vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội là 428,928 tỷ đồng/735 tổ/28.812 hộ; Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 399,273 tỷ đồng/1.101 tổ/15.551 hộ vay. Vốn Quỹ quốc gia về việc làm (120), nguồn Trung ương Hội 1.560 triệu đồng, đầu tư 07 dự án, 68 hộ vay, giải quyết 133 lao động có việc làm. Đặc biệt, nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân được Trung ương Hội ủy thác và UBND Tỉnh hỗ trợ nguồn ngân sách tăng trưởng nhanh, tổng nguồn Quỹ là 14,571 tỷ đồng/1.882 hộ vay (trong đó: nguồn TW uỷ thác 6,3 tỷ đồng, cấp tỉnh 4,741 tỷ đồng, cấp huyện  và cấp cơ sở 3,53 tỷ đồng).
Đi đôi với việc giải quyết vốn, công tác tuyên truyền vận động nông dân chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi; công tác chuyển giao, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp và tư vấn, dạy nghề nông thôn được các cấp Hội chú trọng triển khai thực hiện. Hàng năm, phối hợp tổ chức các lớp đào tạo nghề ngắn hạn cho trăm lao động nông thôn. Các cấp Hội phối hợp tổ chức dạy nghề ngắn hạn với 586 lớp/28.768 hội viên, nông dân. Trong đó, Trung tâm Dạy nghề & Hỗ trợ nông dân tổ chức đào tạo, dạy nghề dưới 3 tháng cho 4.582 người/159 lớp;hàng nămphối hợp tổ chức bình quân từ 500 – 1.500 cuộc, với số nguời dự mỗi cuộc từ 50 – 150 nguời các lớp tập huấn chuyển giao KH-KT, các cuộc hội thảo và xây dựng các mô hình nuôi, trồng, chăm sóc cây con mới có giá trị kinh tế cao. Các chương trình, dự án Khuyến nông – Khuyến ngư đều được triển khai và đem lại hiệu quả, phù hợp với nguyện vọng đuợc bà con nông dân nhiệt tình tham gia và huởng ứng như: chương trình xã hội hóa giống lúa, sản xuất giống lúa xác nhận, thanh long VietGAP, trồng ca cao xen điều, cá nước ngọt giống mới, nuôi dông,nuôi heo siêu nạc, heo rừng lai, bồ câu pháp, mô hình kinh tế “Tổ Nông dân phát triển cây trôm Vĩnh Tân”, mô hình tiết kiệm điện năng Sử dụng bóng Compact thay bóng đèn dây tóc, kích thích thanh long ra hoa trái vụ được nông dân ứng dụng theo chương trình hỗ trợ đến nay cung ứng được 2,1 triệu bóng đèn… Đồng thời, Hội tổ chức hàng trăm buổi tham quan, học tập các mô hình điểm, mô hình SX-KD mới trong và ngoài địa phương, xây dựng các mô hình điểm để nông dân có điều kiện học hỏi kinh nghiệm, trao đổi thông tin. Có thể nói với sự phối hợp chặt chẽ giữa Hội các cấp và ngành kỹ thuật, nông dân được tiếp cận, đuợc huớng dẫn và đã ứng dụng vào thực tế sản xuất hiệu quả.
Bên cạnh đó, các cấp hội còn vận động người dân xã hội hóa giao thông nông thôn, xây dựng nông thôn mới, xây dựng đời sống văn hóa trong cộng đồng khu dân cư và trong tổ chức Hội. Với phương châm “Nhân dân làm, nhà nước hỗ trợ”. Riêng năm 2012, đã vận động nông dân tham gia làm mới, sửa chữa giao thông nông thôn, kiên cố hoá kênh, mương số tiền 8,8 tỷ đồng và 28.578 ngày công; sửa chữa, làm mới hơn 150 km đường giao thông nông thôn, 575 km kênh, mương dẫn nước, 43 phòng học và 20 chiếc cầu, cống nhỏ. Các cấp Hội phát huy truyền thống “lá lành đùm lá rách”, vận động hội viên nông dân giúp nhau bằng ngày công, tiền vốn, vật liệu cây, con giống để hỗ trợ cho hàng ngàn hộ nghèo, 5 năm Hội vận động xây dựng được 91 căn nhà cho hội viên, nông dân nghèo.
Hưởng ứng Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” gắn với thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp Hội phối hợp tổ chức tuyên truyền phổ biến pháp luật, tư vấn, trợ giúp pháp lý cho nông dân. Hàng năm, có 80 – 90% hộ nông dân đăng ký và đạt gia đình văn hóa, đăng ký xây dựng 696/705 thôn, khu phố văn hóa. Các cấp Hội phát 10.231 tài liệu tuyên truyền do cấp trên và đơn vị phối hợp cung cấp; cấp 2.740 sổ tay phổ biến pháp luật và bản tin cho các cấp Hội cơ sở nhất là 14 câu lạc bộ pháp luật và 08 mô hình điểm thực hiện Chỉ thị 26/CT-TTg; xây dựng được 129 tủ sách pháp luật và 504 mô hình ngăn sách pháp luật. Hội Nông dân các cấp đã tham gia hòa giải thành 15.055 vụ/31.139 vụ mâu thuẫn trong nội bộ nông dân, giảm thiểu phát sinh khiếu nại vượt cấp. Thông qua các phong trào trên, đời sống vật chất, tinh thần của nông dân ngày càng được nâng lên, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh đến nay xuống còn 6,07% (theo tiêu chí mới).
Như vậy, có thể khẳng định, sau 12 năm thực hiện Chỉ thị 59 của Bộ Chính trị, phong trào nông dân trên địa bàn tỉnh đã có sự chuyển biến khá rõ nét, cuộc sống của nông dân ngày thêm ấm no hạnh phúc, bộ mặt nông thôn dần đổi mới.
 
                                                                                                    Phan Tấn Khế
                                                                          Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh

  • |
  • 692
  • |

Các tin khác

Lượt truy cập

836513